Lãi suất tiết kiệm liên tục giảm, dòng tiền chảy vào đâu?

Tài chínhThứ Tư, 09/12/2020 18:48:11 +07:00
(VTC News) -

Đầu tháng 12, lãi suất tại các ngân hàng tiếp tục giảm mạnh, vì vậy dòng tiền đang chảy vào các kênh như trái phiếu doanh nghiệp hay cổ phiếu.

Đầu tháng 12, nhiều ngân hàng tiếp tục hạ mức lãi suất huy động từ 0,2 - 0,4 điểm %. Cụ thể, 3 ngân hàng thương mại lớn như: Vietcombank, VietinBank, BIDV ghi nhận lãi suất huy động giảm ở một số kỳ chủ chốt.

Vietcombank điều chỉnh giảm 0,2%/năm ở kỳ hạn 24 tháng; VietinBank và BIDV đều điều chỉnh giảm 0,2%/năm ở kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng, lãi suất các kỳ hạn này lần lượt neo tại mức 3,4%/năm và 4%/năm.

Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, Techcombank điều chỉnh tăng giảm không đồng nhất ở một số kỳ hạn. Ví dụ: 6 tháng giảm 0,1% xuống còn 4,3%/năm hay 24 tháng giảm 0,1% xuống còn 5,0%/năm, trong khi tăng nhẹ ở kỳ hạn 12 tháng thêm 0,2% lên mức 4,8%/năm.

Lãi suất tiết kiệm liên tục giảm, dòng tiền chảy vào đâu? - 1

Lãi suất tiết kiệm liên tục giảm, dòng tiền chảy vào đâu?

Đáng lưu ý, ở kỳ hạn dài từ 12 tháng và đến trên 36 tháng đều được áp dụng chung mức lãi suất 5,6%/năm. Đây cũng là mức lãi suất tiết kiệm cao nhất của ngân hàng tại thời điểm này.

Trong khi đó, một “ông lớn” khác là BIDV cũng vừa có sự điều chỉnh giảm 0,2 điểm % so với tháng trước tại hầu hết các kỳ hạn. Và lãi suất huy động cao nhất hiện nay là 5,6%/năm áp dụng đối với các kì hạn từ 12 tháng trở lên.

Ngân hàng có 100% vốn nhà nước là Agribank cũng không nằm ngoài xu hướng giảm lãi suất huy động trong tháng này. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng được niêm yết ở mức là 3,1%/năm, kỳ hạn từ 3 tháng đến 5 tháng có cùng lãi suất là 3,4%/năm. Lãi suất các kỳ hạn 6 tháng đến 11 tháng cùng giảm xuống còn 4%/năm.

Việc lãi suất huy động giảm mạnh đã ảnh hưởng đến tâm lý gửi tiền vào ngân hàng của người dân. Thực tế thời gian qua xu hướng chuyển tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng sang đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu đang gia tăng.

So với gửi tiết kiệm ngân hàng các kỳ hạn 18-36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ cao nhất hiện nay là khoảng 6%/năm, thì mua trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu được cho là có lợi hơn hẳn.

Việc lãi suất huy động giảm mạnh đã ảnh hưởng đến tâm lý gửi tiền vào ngân hàng của người dân. Thực tế thời gian qua xu hướng chuyển tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng sang đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu đang gia tăng.

So với gửi tiết kiệm ngân hàng các kỳ hạn 18-36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ cao nhất hiện nay là khoảng 6%/năm, thì mua trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu được cho là có lợi hơn hẳn.

Theo khảo sát của phóng viên, lãi suất trái phiếu hiện cũng đã giảm mạnh theo đà giảm của lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn cao hơn lãi suất ngân hàng từ 2 - 3%/năm. Hiện mức lãi suất trái phiếu doanh nghiệp phổ biến từ 7,8 - 9%/năm cho kỳ hạn 12 - 24 tháng.

Theo thống kê, lượng trái phiếu doanh nghiệp chào bán ra thị trường trong 9 tháng đã vượt tổng lượng chào bán của cả năm 2019.

Tuy nhiên, một con số thậm chí đáng chú ý hơn là sự cải thiện của tỷ lệ phát hành/khối lượng chào bán, từ mức 93% (2019) lên 98% (9 tháng đầu năm 2020). Tính riêng nhóm trái phiếu bất động sản, tỷ lệ phát hành thành công tăng từ 87,5% lên 97,2%.

Thay thế kênh tiền gửi chỉ mang về mức lãi suất tiền gửi thấp, thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp đang hết sức sôi động. Với nguồn cung sụt giảm khi nhu cầu với loại chứng khoán này vẫn còn cao, đại diện Khối phân tích (Công ty Chứng khoán SSI) nhận định, thị trường thứ cấp giữa các nhà đầu tư sẽ tiếp tục tăng nhiệt trong quý IV/2020.

Thống kê của Khối phân tích thuộc Công ty Chứng khoán SSI cũng cho thấy, lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm 0,7 -1,1 điểm % chỉ trong riêng quý III/2020, đưa lãi suất tiền gửi về vùng thấp lịch sử, hiện ở mức 4,9-5,8%/năm với kỳ hạn 12 - 13 tháng. Nhờ đó, chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp và lãi suất tiền gửi giãn rộng, khoảng 2 - 4%/năm.

Ngọc Vy
Bình luận
vtcnews.vn