Lạ lùng loài cá chỉ thích cắn tinh hoàn đàn ông

Thế giớiThứ Ba, 23/02/2016 04:25:00 +07:00

Cá Pacu có hàm răng rất giống với răng người, chúng có khả năng cắn đứt bộ phận nhạy cảm trên cơ thể nam giới.

Cá Pacu có hàm răng rất giống với răng người, chúng có khả năng cắn đứt bộ phận nhạy cảm trên cơ thể nam giới. 
Cá Pacu, hay còn được gọi là “cá cắn bi” hay “cá cắn hạt”, sẽ khiến các đấng mày râu tại Anh phải băn khoăn mỗi lần đi bơi vào mùa hè tới, bởi loài cá có sở thích tấn công vào vùng nhạy cảm của nam giới này đang di cư tới nước Anh.
Loài cá này thường sinh sống ở khu vực Nam Mỹ, nhưng gần đây chúng đã xuất hiện tại Mỹ, Đan Mạch và thậm chí, chúng còn bơi trong sông Seine ở Paris. Nhiều người lo lắng rằng những kẻ “nghịch dại”, chơi khăm sẽ thả những con cá nguy hiểm này vào các con đập, ao hồ, sông và đầm phá ở Anh. Nếu điều đó xảy ra, mùa hè và thú vui đi bơi của đàn ông ở Anh sẽ trở thành cơn ác mộng.
Loài cá chỉ thích tấn công tinh hoàn nam giới
Loài cá chỉ thích tấn công tinh hoàn nam giới 
Cá Pacu có “họ hàng” gần với cá piranha. Nhưng không giống với piranha, loài cá nổi tiếng có thể cắn xé con mồi bằng hàm răng sắc nhọn, Pacu lại có sở thích cắn vỡ các loại hạt mầm và hạt quả rơi từ trên cây cao xuống.
Tuy nhiên, chúng cũng nổi tiếng với sở thích kỳ quặc là tấn công “bộ hạ” của nam giới. Loài cá này vì thế được mệnh danh là “quái vật săn tinh hoàn”.
Cá Pacu có thể dài tới 90cm và nặng 25kg, chúng thường được bán để làm cảnh. Ai muốn sở hữu một con Pacu ở Anh chỉ cần lên các trang web bán cá cảnh là sẽ tìm thấy.
Nếu không may mắn một ai đó thả loài cá này ra các sông, hồ thì tình huống này có thể trở thành cơn ác mộng giống như trường hợp vài năm trước khi mốt nuôi rùa kim cương trở nên lỗi thời sau cơn sốt. Những người nuôi rùa kim cương đã thả rùa ra các con kênh, chúng ngày càng phát triển và tấn công các loài khác, thậm chí cả con người.
3 năm trước, khi cá Pacu xuất hiện ở Đan Mạch, các chuyên gia đã cảnh báo nam giới nước này mặc đồ bơi an toàn trước khi xuống nước. Ông Peter Mask Moller, chuyên gia về cá tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch đã nói: “Đàn ông khi đi bơi cần đảm bảo luôn mặc quần bơi để phòng trường hợp gặp phải cá Pacu tại các vùng nước lạnh của Biển Baltic”.
Ông Lar Skou Olsen, người phụ trách khu thủy sinh Đại Dương Xanh tại Copenhagen, nói: “Không ai có thể nghĩ rằng cá Pacu có thể sống trong tự nhiên ở Đan Mạch vì thứ nhất, nhiệt độ nước quá lạnh cho chúng. Hơn nữa, đây là loài cá nước ngọt nên không thể sống ngoài đại dương. Nó sống ở sông Amazon, vốn là sông nước ngọt. Việc loài cá này có thể sinh trưởng ngoài biển khơi vẫn còn là điều bí ẩn”.
Video: Cá đã nấu chín trên đĩa sống lại sau khi uống rượu

Cá Pacu rất khỏe, chúng có thể lôi một người đi dễ dàng. Khi nhỏ, Pacu trốn giữa đàn cá piranha với những hàm răng sắc nhọn để được bảo vệ khỏi kẻ thù. Đó là lí do vì sao chúng có màu giống piranha. Khi đủ lớn, chúng sẽ rời bỏ đàn piranha để tự sinh sống.
Chuyên gia nghiên cứu về cá Henrik Carl nói: “Loài Pacu không quá nguy hiểm cho con người nhưng vết cắn của chúng thì là một vấn đề lớn. Vài trường hợp ở nhiều nước khác nhau đã bị cá cắn, ví dụ như Papua New Guinea, mà trong đó đàn ông bị cá Pacu cắn đứt tinh hoàn.

Nguồn:
Ngày Nay
Bình luận
vtcnews.vn