Kỳ tích y học sinh con không cần tinh trùng: Nỗi lòng đau đáu của các cặp vợ chồng hiếm muộn

Thời sựThứ Hai, 02/05/2016 12:00:00 +07:00

Mong ước được làm cha,làm mẹ của những cặp vợ chồng hiếm muộn, những giọt nước mắt là điều dễ thấy nhất. Họ khóc vì vui sướng nhưng có khi khóc vì sự tuyệt vọng

(VTC News) – Trong hành trình mong ước được làm cha, làm mẹ của những cặp vợ chồng hiếm muộn, những giọt nước mắt là điều dễ thấy nhất...

Từ bản tin về ký tích chấn động ngành y khi các nhà khoa học Tây Ban Nha tuyên bố tìm ra phương pháp sinh con không cần tinh trùng, PV báo điện tử VTC News đã tìm gặp những cặp vợ chồng hiếm muộn để lắng nghe nỗi lòng của họ.
Nghiên cứu trên toàn quốc do Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Đại học Y Hà Nội ở 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái ở nước ta cũng xác định tỉ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%.
Bệnh hiếm muộn đang gây ra nhiều nỗi đau, nỗi dằn vặt cho hàng triệu người
Bệnh hiếm muộn đang gây ra nhiều nỗi đau, nỗi dằn vặt cho hàng triệu người 
Nghĩa là có từ 700.000 đến 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh. Vấn đề vô sinh đang là một gánh nặng của ngành y tế Việt Nam, đáng báo động có khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30.

Những người vô sinh không những phải chịu sự đau đớn về mặt tâm hồn mà phải gánh chịu nhiều áp lực từ phía gia đình cũng như dư luận xã hội. Có lẽ, với những người ngoài cuộc vô sinh là câu chuyện tầm phào mua vui nhưng với người trong cuộc, đó lại là nỗi đau lớn ám ảnh bản thân họ cho tới suốt cuộc đời.

Chị Lan (Nam Định) là một trong những bà mẹ hiếm muộn, chính vì vậy cuộc sống của chị gặp vô vàn nỗi đau. Mỗi khi nghe ai đó nhắc tới chuyện mang bầu và chăm sóc con cái, lòng chị lại buồn và đau như cắt.

Bốn năm làm vợ chồng là quãng thời gian mà vợ chồng chị mong cháy lòng một mụn con bế bồng, chăm bẵm. Thế nhưng càng mong chờ, anh chị càng phải thất vọng hết lần này đến lần khác.

Từ khi chưa kết hôn, trong một lần phải cấp cứu vì đau bụng, chị Lan đã biết mình có u xơ tử cung. Ngày ấy, chị Lan cũng đã kể với chồng. Chồng chị vẫn cưới và bảo không sao. Nếu sau này không có con được thì vợ chồng chị vẫn sẽ sống vui vẻ với nhau, cùng nhau đi du lịch và đi chơi.

Tính đến nay, vợ chồng chị đã cưới nhau 4 năm. Dù chưa lúc nào anh chị kế hoạch mà tin vui bầu bí vẫn biệt tăm biệt tích. Chồng chị lúc nào cũng động viên, yêu thương vợ thật nhiều. Có được người chồng hiểu biết và tâm lý là vậy, nhưng nhiều đêm khát khao có con lại làm chị không thể ngủ được.
Ba năm vợ chồng là 3 năm mà vợ chồng chị mong cháy lòng một mụn con bế bồng, chăm bẵm. Thế nhưng càng mong chờ, anh chị càng phải thất vọng hết lần này đến lần khác.
Bốn năm qua là quãng thời gian mà vợ chồng chị Lan mong cháy lòng một mụn con bế bồng, chăm bẵm...
Có chồng tâm lý bên cạnh, vợ chồng chị Yến vẫn hạnh phúc. Nhưng cuộc sống với người phụ nữ hiếm muộn này nhiều lúc vì chuyện chưa có con mà không còn ý nghĩa nữa.

Anh Nguyên và chị Linh quê ở Phú Thọ cưới nhau được gần 3 năm nhưng vẫn chưa có em bé. Khi anh chị đi khám, bác sĩ chẩn đoán, chị Linh bị lép trứng, đã kích trứng rất nhiều lần, làm thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thành công.

Biết chị bị bệnh, anh Nguyên hết sức động viên chị và muốn cùng chị vượt qua khó khăn, cùng lắm là vợ chồng anh sẽ nhận con nuôi, anh chị vẫn sẽ yêu quý nó như con đẻ của mình.

Khổ một nỗi, anh là con trưởng trong gia đình, bố mẹ anh rất mong anh có con nối dõi. Khi biết tin chị bị bệnh, ông bà suốt ngày thở dài, kể chuyện người nọ, người kia sao mà sướng thế cháu nội, cháu ngoại có cả…

Không những thế, các chú, bác, cô dì họ hàng mỗi khi gặp mặt lại hỏi anh chị có gì mới chưa làm anh chị cảm thấy rất mệt mỏi. Anh nguyên thở dài tâm sự: “Nhiều lúc chỉ muốn sang Tây ở, sao bên ấy họ văn minh thế, con nuôi hay con đẻ họ đều quý như nhau hết”.

Còn vợ chồng chị Loan (Hải Phòng) đã chi mất gần 2 tỷ đồng để ra nước ngoài khám chữa bệnh. Tâm lý của chị lúc nào cũng nặng nề. Mỗi lần ra đi khám là chị lại canh cánh nỗi lo, phải cố gắng đậu thai cho bằng được. Có lẽ suy nghĩ phải mang thai nên chị lúc nào cũng rơi vào trạng thái mệt mỏi, việc đậu thai càng trở nên khó khăn hơn.

Có những cặp vợ chồng họ mang cả gia tài của đại gia đình lên bệnh viện làm thụ tinh trong ống nghiệm song đa số họ thất bại. Tâm lý trong việc đậu thai rất quan trọng. Dù đã đậu thai, bơm phôi vào tử cung thì với các bác sĩ khi nào bế con trên tay mới được coi là thành công.

Điều trị vô sinh hiện nay rất tốn kém và có nhiều gia đình đã lấy hết tài sản, thậm chí vay mượn nhiều nơi để đi khám. Tuy nhiên, không phải lúc nào tiền cũng giải quyết được vấn đề này. Bởi một khi người phụ nữ đã bị suy buồng trứng hoặc người đàn ông không có tinh trùng thì họ hết cơ hội sinh con từ trứng và tinh trùng của mình.

Hạnh phúc thật sự đến từ tâm, nếu tâm thanh thản coi việc có con cũng như duyên phận thì ắt sẽ có những suy nghĩ tích cực, lạc quan. Và biết đâu, thần may mắn lại mỉm cười khi tưởng chừng đã từ bỏ.

Sau khi đọc tin về kỳ tích ngành y khi các nhà khoa học Tây Ban Nha tìm ra phương pháp sinh con không cần tinh trùng, rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn có nguyên nhân từ yếu tố đều đang khấp khởi mừng thầm...

Nhưng cái phát minh khoa học kia bao giờ mới có thể thành hiện thực? Đó là nỗi lòng đau đáu chung của các cặp vợ chồng hiếm muộn, khi tâm sự với PV.

Video: Kỳ là 2 anh em sinh đôi cách nhau hai năm

Ngọc Thắng

Bình luận
vtcnews.vn