Kỳ lạ cứu sống bệnh nhân bị whitmore

Sức khỏeThứ Bảy, 17/09/2016 06:06:00 +07:00

Whitmore là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn gây nên và mọi lứa tuổi đều mắc bệnh với tỷ lệ tử vong gần 60%.

Theo bác sỹ nội trú Ngô Thị Phương Nhung - Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện (BV) Bạch Mai, bệnh nhân Thêm nhập viện cách đây vài tháng có biểu hiện bị nhiễm trùng, sưng tấy khớp gối phải, sốt cao kéo dài và hạn chế vận động. BN từng đi châm cứu vùng khớp gối hơn 1 tuần mà không đỡ.

Sau khi điều trị tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa 10 ngày nhưng bệnh không thuyên giảm nên ngày 8/9, bệnh nhân được chuyển lên khoa Cơ xương khớp, BV Bạch Mai.

Điều trị theo phác đồ bệnh khớp không đỡ nên 3 ngày sau, bệnh nhân chuyển đến Phòng Hồi sức tích cực của Khoa Truyền nhiễm trong tình trạng hết sức nguy kịch với biểu hiện nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng, sốt cao liên tục 39-40oC, sưng đau khớp gối phải, tổn thương gan, thận…

cuu song benh nhan bi whitmore khi co hoi song chi con 1

PGS.TS Ngô Quý Châu - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và TS Đỗ Duy Cường- Trưởng Khoa Truyền nhiễm trò chuyện với bệnh nhân Thêm.

“BN được xét nghiệm cấy máu đến lần thứ 3 mới phát hiện mắc bệnh whitmore vì bệnh này rất khó xác định. Mặc dù vậy, sau hơn 10 ngày điều trị theo phác đồ đặc hiệu, bệnh nhân vẫn tiếp tục có biểu hiện sốc nhiễm khuẩn kèm theo suy đa phủ tạng nặng.

Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, xử trí sốc nhiễm khuẩn đồng thời phối hợp kháng sinh mạnh liều cao. Dù cơ hội sống rất mong manh, nhưng bằng quyết tâm cao chúng tôi đã cứu sống được bệnh nhân” – bác sỹ Nhung chia sẻ.

Được biết, whitmore là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn gây nên và mọi lứa tuổi đều mắc bệnh với tỷ lệ tử vong gần 60%. Người có nguy cơ nhiễm bệnh nhiều nhất là nông dân, người có tiền sử đái tháo đường, người nghiện rượu, người có bệnh mãn tính về phổi hoặc thận.

Bệnh không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng và dễ nhầm với nhiều bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do tụ cầu, liên cầu.

Không chỉ khó khăn về chẩn đoán bệnh mà cả việc điều trị cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh tiêm tấn công liều cao kéo dài liên tục và duy trì từ 3 đến 6 tháng.

Video: Người Nga chữa chứng sợ chết bằng cách chôn sống

(Nguồn: laodongthudo.vn)
Bình luận
vtcnews.vn