Kỳ bí 'trinh nữ pha lê' phát sáng trong hang địa ngục

Kinh tếThứ Sáu, 15/04/2016 06:39:00 +07:00

"Trinh nữ pha lê" là bộ hài cốt của một cô gái 18 tuổi nổi tiếng nhất bị người Maya đem hiến tế ở hang động Actun Tunichil Muknal.

"Trinh nữ pha lê" là bộ hài cốt của một cô gái 18 tuổi nổi tiếng nhất bị người Maya đem hiến tế ở hang động Actun Tunichil Muknal.

 Hang động Actun Tunichil Muknal (hay còn gọi là ATM) được phát hiện ở sâu trong rừng Belize, Trung Mỹ vào cuối những năm 1980 với nhiều bộ hài cốt, trong đó có bộ xương của " trinh nữ pha lê". Đây là nơi người Maya thực hiện nhiều nghi lễ hiến tế rùng rợn.
  Người Maya tin rằng những hang động, đặc biệt là các hang động nằm sâu dưới lòng đất có kết nối với thế giới ngầm. Thế giới ngầm ở bên trong những hang động là nơi xuất phát của các vị thần.
  Người dân Maya cho rằng cần thiết phải thực hiện các nghi lễ hiến tế để xoa dịu các vị thần hay cầu mong thần linh che chở, ủng hộ. Theo đó, hang động Actun Tunichil Muknal là một trong những địa điểm hiến tế rùng rợn của người Maya.
  Ngay lối vào hang động Actun Tunichil Muknal, các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện nhiều bộ hài cốt. Đó là những nạn nhân của các nghi lễ hiến tế của người Maya.
 Trong số những bộ xương được phát hiện ở hang động Actun Tunichil Muknal, nổi tiếng nhất là hài cốt "trinh nữ pha lê". Đó là hài cốt của một cô gái 18 tuổi bị giết hại một cách dã man vào khoảng hơn 1.000 năm trước.
 Thi hài "trinh nữ pha lê" có nhiều dấu vết của bạo lực: hai đốt sống cổ của cô bị nghiền nát, xương bị vôi hóa một lớp canxi lấp lánh. Chính vì vậy, hài cốt của cô được đặt tên là "trinh nữ pha lê".
 Bên cạnh bộ hài cốt "trinh nữ pha lê", nhóm khảo cổ còn phát hiện nhiều bộ hài cốt khác ở trong độ tuổi từ 1 - 40 tuổi.
 Nhiều hiện vật được tìm thấy bên trong hang động Actun Tunichil Muknal như các lọ gốm, nhạc cụ, đồ trang sức... được sử dụng trong các nghi lễ hiến tế đẫm máu của người Maya.
 Hài cốt những nạn nhân xấu số bị đem tế thần nằm rải rác bên trong hang động Actun Tunichil Muknal.
Một số đồ vật được người Maya sử dụng trong nghi lễ hiến tế có giá trị khảo cổ cao.  

Nguồn: Kiến Thức
Bình luận
vtcnews.vn