Vì sao chưa mở rộng được thị trường cho nông sản Việt Nam?

Kinh tếThứ Ba, 05/06/2018 13:02:00 +07:00

Theo ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn những điểm yếu chưa giải quyết được.

Các điểm yếu đó phần lớn đều chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, do đó, vẫn chưa mở rộng được thị trường nông sản, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Thông tin được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018 chuyên đề Nông nghiệp diễn ra ở Hà Nội sáng ngày 5/6, với nội dung tập trung vào 2 chủ đề chính là mở cửa cho thị trường và ứng dụng công nghệ cao cho nền nông nghiệp.

_DSC0789 3

Ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Theo ông Dũng, với sự đóng góp của các thành phần kinh tế, nước ta đã có từ 3.300 đến 3.700 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, 33.000 hộ trang trại, hàng nghìn hợp tác xã lớn. Tính 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp tăng 11,9% so với cùng kỳ 2017, trong đó giá trị xuất khẩu nông sản đạt 6,5 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,4 tỷ USD... Thặng dư ngành nông nghiệp dự kiến vượt 9 tỷ USD trong năm nay.

Tuy nhiên, trong ngành nông nghiệp, nếu người nông dân chỉ sản xuất ra mà không chế biến thì không thể tiêu thụ tốt. Thêm vào đó là những bất cập trong quản lý vật tư đầu vào, chưa tổ chức được thị trường trong nước cũng khiến cho nông nghiệp Việt Nam chật vật trên con đường phát triển.

Điểm yếu tiếp theo của nông nghiệp Việt Nam là về tính liên kết sản phẩm của các làng, xã, địa phương...

Theo ông Dũng, các vấn đề được nêu trên cần rất nhiều thời gian để giải quyết, xử lý.

_DSC0800 3

Các diễn giả thảo luận về giải pháp phát triển thị trường nông sản Việt Nam trong phiên thảo luận thứ nhất

Trong khuôn khổ của Diễn đàn, các vấn đề khác của nông nghiệp Việt Nam như: làm thế nào để giải quyết bài toán mở rộng thị trường cho nông sản Việt, ứng dụng công nghệ để đáp ứng các yêu cầu thị trường, minh bạch quy trình sản xuất, tăng khả năng truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, v.v… cũng đã được đưa ra bàn bạc, thảo luận.

Những kết luận được đưa ra trong buổi thảo luận ngày hôm nay sẽ được tổng hợp và đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam phiên toàn thể vào tháng 12/2018.

Video: Phú Quốc sẵn sàng để trở thành đặc khu kinh tế

Văn Phong
Bình luận
vtcnews.vn