Vén màn bí ẩn về 'người tuyết' ở Nga

Kinh tếThứ Hai, 13/10/2014 02:13:00 +07:00

Một người nhà khoa học người Nga tuyên bố, họ đã tìm thấy bằng chứng mới về sự tồn tại của 'Người tuyết'-một loài linh trưởng khổng lồ và bí ẩn.

Một người nhà khoa học người Nga tuyên bố, họ đã tìm thấy bằng chứng mới về sự tồn tại của 'Người tuyết'-một loài linh trưởng khổng lồ và bí ẩn.

Tháng 8/2014, trên chiếc bàn bên trong Nhà Bảo tàng Quốc gia Darwin nổi tiếng ở thủ đô Moskva của Nga, là thứ mà một nhóm người Nga khẳng định là bằng chứng về người tuyết - một mẩu vỏ cây được "đánh dấu" bởi một loài linh trưởng khổng lồ.
Hình ảnh minh họa về Người tuyết Almas của Nga. 

Mẫu vỏ cây được Andrei Stroganov - chuyên gia vật lý sinh học Viện Nông nghiệp Moskva - thu thập từ một thân cây cao 2 mét với những vết cào nằm ngang.

Tháng 7/2014, Stroganov bắt đầu lùng sục trong một khu rừng nằm gần tuyến đường sắt thuộc vùng Solnechnogorsk - nằm cách thành phố vệ tinh Zelenograd của Moskva 5km - để tìm kiếm dấu vết của Almas, được cho là "phiên bản" người tuyết của Nga, sau khi nghe thấy những tin đồn về một loài sinh vật khác thường xuất hiện trong khu vực này.

Stroganov nói vui: "Almas là sinh vật quốc tế. Chúng nhân từ và cần nhận được sự bảo vệ của chúng ta". Igor Burtsev, nhà nghiên cứu về Almas, cũng bày tỏ sự đồng tình.

>> Video về hang ổ quái vật người tuyết tại Mỹ

Nguồn: Dailymail

Burtsev gọi sinh vật bí ẩn này là "Người Rừng" và coi chúng là loài lai nửa người nửa sinh vật. Stroganov phán đoán dấu vết cào nằm ngang trên mẫu vỏ cây là dấu bàn tay to có móng đo được gần 23cm. Nhưng, không có dấu ngón cái hay dấu móng của loài gấu.

Cuối cùng, Stroganov cùng với Burtsev gửi mẫu vỏ cây bằng đường không đến bang Alabama nước Mỹ, nơi nhà nghiên cứu người Nga Vladimir Yamschekov sẽ thực hiện nghiên cứu hình thái học về dấu vết và kiểm tra ADN.

Burtsev lãnh đạo một nhóm các nhà nghiên cứu và điều tra bao gồm các thành viên ở Ukraina và Kazakhstan. Burtsev đã thực hiện hành trình gần 2.000km đến thành phố Miass trong dãy núi Ural để tiếp xúc với những người tuyên bố đã nhìn thấy Almas và có thể chỉ cho xem những dấu hiệu về môi trường sống của sinh vật này.

Giáo sư Bryan Sykes. 
Burtsev nói: "Hiện nay có nhiều thông tin về Almas hơn cách đây 50 năm. Nhưng, người tuyết ở Mỹ thì to lớn hơn". Cuộc tìm kiếm bằng chứng đáng tin cậy nhất về người tuyết - giống khỉ cao lớn đi bằng hai chân, gây khiếp sợ cho tiều phu và những người cắm trại ở khu vực Bắc Mỹ - kéo dài trong suốt nhiều thập niên.


Trong khi đó, cuộc tìm kiếm dấu vết của Almas lại ít được biết đến. Chính quyền Liên Xô cũ đã cho thành lập một tổ chức gọi là "Ủy ban Almas" từ năm 1958 để tiến hành cuộc điều tra về sinh vật này sau khi những người leo núi Everest quay về cùng với câu chuyện về người tuyết Yeti.

Ủy ban này tồn tại không lâu, nhưng những khu vực như dãy núi Ural, vùng Kemerovo của Siberia và Caucasus đều nổi tiếng có dấu vết đi lại của Almas.

Nhưng không phải nhà khoa học nào cũng tán đồng về sự tồn tại của Yeti hay Almas, như là nhà di truyền học 67 tuổi Bryan Syeks ở Đại học Oxford (Anh). Trước đây, ông Sykes giúp xác định hài cốt của người cuối cùng trong dòng họ Romanov - hoàng gia Nga - bị sát hại năm 1918.

Trong cuốn sách tựa đề "Ẩn số Yeti" mới phát hành, giáo sư Bryan Sykes đưa ra những bằng chứng cho thấy không có sự tồn tại của Yeti. Sykes tuyên bố: Tất cả 39 mẫu tóc và răng được cho là của Yeti mà ông đã xét nghiệm thật ra là của những con vật thông thường. Sykes cũng cho rằng Yeti ở dãy Himalaya thuộc về loài gấu trắng Bắc Cực.

Burtsev cũng xung khắc với Sykes về một mẫu xương sọ thuộc sở hữu của Burtsev và được cho là của một "phụ nữ hoang dã" bị bắt ở Mông Cổ cách đây 150 năm. Sau khi xét nghiệm một số mẫu, Sykes đưa ra giả thuyết là "phụ nữ hoang dã" có lẽ là một nô lệ châu Phi da đen, hay hậu duệ của một nhóm người từ châu Á di cư đến Mông Cổ cách đây hàng ngàn năm. Nhưng Burtsev thì cho là, hình dạng xương sọ này không phải của con người bình thường. Michael Trachtengerts - một đồng nghiệp của Burtsev - không đồng tình với những lập luận của Sykes nhằm phản bác lại sự tồn tại của Yeti.

>> Clip: Hổ vằn 'ăn thịt' người tuyết

Nguồn: Dailymail

Trachtengerts nói rằng: "Các mẫu vật mà Sykes xét nghiệm đều rất đáng ngờ. Mẫu tóc từ Siberia lại được xác định là của gấu nâu Bắc Mỹ! Sao lại có chuyện như thế được?". Trachtengerts - người sở hữu trang web hai thứ tiếng về Almas - vẫn còn lạc quan cho rằng chẳng bao lâu nữa sẽ tìm thấy bằng chứng xác thực về sự tồn tại của Almas "phiên bản" Nga! Nhưng hiện nay Trechtengerts đã 80 tuổi và Burtsev vẫn còn đang chờ visa sang Mỹ.

Bộ sưu tập dấu chân cũng như xương sọ được cho là của Almas của Burtsev đang được cất giữ kín đáo trong một nhà xe ở Moskva. Burtsev hy vọng sẽ chuyển chúng đến một khu bảo tồn như là Nhà Bảo tàng Quốc gia Darwin

Theo An ninh thế giới
Bình luận
vtcnews.vn