Trung thu 2017: 'Phận đời' lật đật của đồ chơi trung thu truyền thống

Kinh tếThứ Tư, 27/09/2017 16:34:00 +07:00

Chỉ vài ngày nữa là đến Tết Trung thu 2017, tất cả các cửa tiệm trên phố Hàng Mã (Hà Nội) đã tràn ngập các mặt hàng đồ chơi trung thu cho trẻ em, tuy nhiên, khác với mọi năm, các mặt hàng đồ chơi truyền thống đã được nhiều tiểu thương quan tâm hơn đồ chơi Trung Quốc.

Các cửa tiệm trên phố Hàng Mã đã bắt đầu lung linh sắc đỏ của những chiếc trống, tô điểm thêm một chút mầu sắc của đèn cù, đèn ông sao, mặt nạ giấy hay những chiếc đầu lân, sư, rồng. 

Trong ký ức của nhiều người những món đồ chơi trung thu truyền thống như đèn ông sao, đền cù, đèn kéo quân hay những tiếng tanh tách là đặc sản, đã tạo nên tuổi thơ vào mỗi dịp rằm tháng 8. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển và du nhập nhiều mặt hàng đồ chơi khác, đa phần nhất là đồ chơi Trung Quốc... đã khiến nhiều loại đồ chơi truyền thống dần bị trẻ em hiện đại lãng quên.

Thu nhập 10 triệu đồng/ngày nhờ bán đồ chơi truyền thống

Tại cửa hàng của chị Hiền Mai (Hàng Mã, Hà Nội), lượng khách hàng đổ dồn về càng ngày càng đông. Theo chị Hiền Mai, các mặt hàng đồ chơi trung thu truyền thống đang được các tiểu thương tại đây chú trọng, thay vì, các mặt hàng đồ chơi ngoại như những năm trước.

IMG_1508 8

Các mặt hàng đồ chơi truyền thống đang dần lấy lại phong độ vào dịp Trung thu. (Ảnh: Việt Vũ)

"Nếu như mấy năm trước, đèn lồng Trung Quốc hay các mặt hàng đồ chơi như gậy hơi, mặt nạ điện,... được bán ra rất nhiều trong dịp Trung thu. Tuy nhiên năm nay, chúng tôi đẩy mạnh các mặt hàng như đèn ông sao, đèn cù hay những chiếc mặt nạ giấy", chị Mai nói.

Anh Đỗ Duy Kiên, một tiểu thương khác tại Hàng Mã cũng thừa nhận, người dân đang rất cảnh giác với những mặt hàng đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc. Đây chính là tiền đề để cho đồ chơi truyền thống phát triển.

IMG_1494 14

Những chiếc đèn ông sao, đèn cù, đèn lồng giấy đã thay thế cho đồ chơi Trung Quốc. (Ảnh: Việt Vũ)

IMG_1552 14

Những chiếc đèn lồng giấy đang là lựa chọn của nhiều phụ huynh. (Ảnh: Việt Vũ)

IMG_1499 14

Giá bán của đồ chơi truyền thống khá rẻ nhưng mang rất nhiều ý nghĩa. (Ảnh: Việt Vũ) 

"Trong vòng vài năm trở lại đây, vào mỗi dịp Trung thu, người dân lại cho trẻ đến đây mua đồ chơi. Dường như câu hỏi đầu tiên của người lớn là đồ chơi này có phải từ Trung Quốc không. Nếu đúng, họ sãn sàng chọn một mặt hàng khác", anh Kiên nói.

"Phụ huynh bây giờ rất có điều kiện về kinh tế, họ có đủ tiềm lực tài chính để mua đồ chơi cho con. Nhưng an toàn sức khỏe là trên hết. Vì vậy, họ có thể lựa chọn các mặt hàng đồ chơi đắt tiền, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hay quay trở lại những món đồ chơi truyền thống", anh Kiên cho biết thêm.

IMG_1555 14

Đèn cù là một loại đồ chơi truyền thống trong dịp rằm tháng 8. (Ảnh: Việt Vũ)

IMG_0714 3

Mỗi một cửa hàng có thể cho thu nhập 10 triệu đồng/ngày. (Ảnh: Việt Vũ)

Video: Cận cảnh những chiếc bánh Trung thu handmade

Tại cửa hàng anh Kiên, mỗi ngày có thể tiếp đến hàng trăm lượt khách, "Mỗi ngày cửa hàng có thể bán được vài trăm chiếc đèn ông sao, đèn cù thì ít hơn hoặc một số mặt nạ giấy được làm thủ công", anh Kiên cho biết.

Theo khảo sát của PV báo điện tử VTC News, một chiếc đèn ông sao có giá từ 20.000 - 100.000 đồng, tùy từng kích cỡ. Đèn cù có giá 20.000 - 50.000 đồng/chiếc, tùy từng kích cỡ. Mặt nạ giấy hình chú tễu có giá 15.000 - 30.000 đồng/chiếc, tùy kích cỡ.

Một số trống có giá từ 100.000 - 500.000 đồng/chiếc, mặt nạ lân có giá 20.000 đồng/chiếc, có một số loại mặt nạ lân cỡ lớn có giá lên tới vài triệu đồng. Một số loại lồng đèn giấy có giá từ 20.000 - 50.000 đồng/chiếc. Trong dịp Trung thu này, mỗi cửa hàng có thể thu nhập trung bình lên tới 10 triệu đồng/ngày, chưa tính các mối hàng đổ buôn.

IMG_1525 12

 Trống có giá từ 100.000 - 500.000 đồng/chiếc. (Ảnh: Việt Vũ)

IMG_1482 4

Một số loại lồng đèn giấy có giá từ 20.000 - 50.000 đồng/chiếc. (Ảnh: Việt Vũ)

"Cho con tôi hiểu được giá trị truyền thống của dân tộc"

Với ký ức của thế hệ 9x trở về trước, các món đồ chơi truyền thống dường như đã quen thuộc vào dịp Trung thu. Tuy nhiên, những lớp trẻ hiện tại gần như đã quên mất những giá trị truyền thống của chúng.

IMG_1540 14

Với ký ức của thế hệ 9x trở về trước, các món đồ chơi truyền thống dường như đã quen thuộc vào dịp Trung thu. Tuy nhiên, những lớp trẻ hiện tại gần như đã quên mất những giá trị truyền thống của chúng. (Ảnh: Việt Vũ)

Chị Nguyệt Ánh (Minh Khai, Hà Nội) cho biết, 2 đứa con của chị, một đứa lên 10, một bé lên 5 không thể phân biệt được đâu là đèn cù và đâu là đèn kéo quân: 

"Các bé đã quá quen với rất nhiều loại đồ chơi, tây có, tầu có, đắt hay rẻ cũng biết, song, các loại đồ chơi truyền thống thì các bé không thể phân biệt được. Mỗi dịp Trung thu, tôi cũng mua cho các bé nhiều loại đồ chơi khác nhau, tùy vào sở thích của các bé. Nhưng năm nay, tôi muốn các bé hiểu được giá trị của truyền thống dân tộc nên quyết định mua mặt nạ giấy hoặc đèn lồng giấy cho các bé", chị Ánh cho biết.

Không chỉ chỉ Ánh, còn rất nhiều bậc phụ huynh đang rất phân vân liệu mua đồ chơi gì cho trẻ trong dịp Trung thu năm nay. Chị Yến (Mai Động, Hà Nội) chia sẻ, đối với các trẻ còn bé thì không sao, nhưng các bé đã có ý thức  thì rất khó để áp đặt sở thích.

"Bé nhà tôi 8 tuổi, chỉ thích các món đồ chơi có khuynh hướng bạo lực như đao, kiếm. Nếu tôi không mua cho con, nó sẽ dỗi hay đòi nằng nạc những thứ nó thích. Vì vậy, mặc dù rất muốn con hiểu được những món đồ chơi truyền thống, nhưng có vẻ đây là điều bất khả thi", chị Yến nói thêm.

IMG_1492 14

Rất nhiều bậc phụ huynh đang rất phân vân liệu mua đồ chơi gì cho trẻ trong dịp Trung thu năm nay. (Ảnh: Việt Vũ)

IMG_1520 10

Đèn kéo quân, một loại đồ chơi truyền thống trong dịp Trung thu. (Ảnh: Việt Vũ)

Trong khi đó, anh Đỗ Bảo (Xã Đàn, Hà Nội) năm nay quyết tự làm đồ chơi cho con: "Khác với mọi năm, Trung thu năm nay, tôi sẽ mua các nguyên vật liệu về để cả nhà làm đèn ông sao. Tôi để các con tự trải nghiệm những giá trị tốt đẹp của dân tộc và cũng muốn các con hiểu, ngày xưa, những món đồ chơi này đã làm lên tuổi thơ của bố mẹ", anh Bảo nói.

Việt Vũ
Chuyên đề: Tết trung Thu 2017
Bình luận
vtcnews.vn