Tiêu dùng tuần qua: ‘Dư chấn’ táo độc và lợn tai xanh

Kinh tếThứ Hai, 25/06/2012 06:27:00 +07:00

(VTC News) - Mặc dù đã gây hoang mang cho người tiêu dùng từ tuần trước nhưng trong tuần này, tác độc Trung Quốc và lợn tai xanh vẫn tiếp tục là tâm điểm.

(VTC News) - Mặc dù đã gây hoang mang cho người tiêu dùng từ tuần trước nhưng trong tuần này, tác độc Trung Quốc và lợn tai xanh vẫn tiếp tục là tâm điểm của thị trường tiêu dùng.

Lợn tai xanh chết thành ruốc, thịt chưng mắm tép

Ngày 12/6, trinh sát Đội 3 – Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường – CATP Hà Nội phát hiện Nguyễn Văn Hải (SN 1988), ở xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội dùng xe tải BKS 29C-053.60 đến nhận hàng tại kho đông lạnh nhà Nguyễn Bá Trọng (SN 1982), ở thôn Thanh Trì, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Trên xe, 4 con lợn mắc bệnh tai xanh đã giết mổ, trọng lượng khoảng 420kg đang vận chuyển bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu kín.

Mắm tép được làm từ thịt lợn tai xanh 


Số thịt lợn ‘bẩn’ này được bóc tách lấy xương và chân giò đem bán lẻ tại các chợ. Phần thịt nạc được bán cho một cơ sở chế biến thực phẩm với số lượng khoảng 200kg/ngày. Số thịt nạc này được chế thành ruốc và thịt chưng mắm tép và ‘tuồn’ ra thị trường.

Theo tiết lộ của những người trong nghề, ngoài chưng mắm tép, thịt lợn ‘bẩn’ sẽ được bán rẻ cho các hàng cơm, phở để họ chế biến thành thức ăn. Phần còn lại được… hô biến thành thịt tươi. Với những loại thịt chưa bị ôi chảy nước, chỉ cần đun một nồi nước nóng, cho nhúm muối và trần qua là thịt lại ngon như mới. Khi chế biến, để miếng thịt trông hấp dẫn, chỉ cần ướp gia vị, cho chút nước cốt dừa, kẹo đắng vào là thơm lừng ngay. Một số chủ cửa hàng ăn ngâm thịt đã thiu bốc mùi vào chất bột trắng pha nước. Sau khi ngâm xong khoảng 30 phút, thịt sẽ có màu hồng và săn chắc trở lại.

Thông tin này đã khiến người tiêu dùng e dè với mắm tép, ruốc.

Táo độc Trung Quốc

Cuối tuần trước, thị trường cũng rung động bởi thông tin táo Fuji Trung Quốc được trồng theo công nghệ cực độc. Đó là sử dụng loại túi nhựa “đặc biệt” để ủ bọc trái táo khi còn trên cây, giúp trái táo có màu hồng bắt mắt, khi ăn có độ giòn.

Đáng sợ là thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha loãng với nước, trong đó có chất thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsenic, có thể gây ra những triệu chứng ngộ độc như co giật, sốt, bất tỉnh, ói mửa)… Loại túi này đã bị cơ quan chức năng Trung Quốc cấm sử dụng từ lâu.
 


Các loại trái cây có nguồn gốc từ Trung Quốc vẫn được tiểu thương các chợ nhỏ tại tỉnh ưa chuộng, vì dễ bán, và vì những trái cây trong nước mặc dù tươi hơn, an toàn hơn nhưng chỉ phù hợp để mua về ăn, còn dùng làm quà biếu, thăm người bệnh hay dùng làm đố cúng lễ… thì lê, bom… vẫn là lựa chọn hàng đầu.

Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng, Việt Nam nhập khẩu nhiều táo Trung Quốc, mỗi năm hàng trăm nghìn tấn. Tuy nhiên, thời điểm này táo Trung Quốc xuất sang nước ta ít, vì chưa đúng vụ mùa, số táo hiện nay trên thị trường là còn lại từ vụ năm ngoái".

Ngày 22-6, ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết 40 mẫu táo Trung Quốc lấy tại các chợ đầu mối trên thị trường Hà Nội và TPHCM, được 2 trung tâm kiểm nghiệm của Cục Bảo vệ thực vật phân tích đều trong ngưỡng an toàn.
Tuy vậy, người tiêu dùng vẫn còn hoang mang và lo ngại với táo Trung Quốc và cố gắng hạn chế sử dụng loại hoa quả này.

Đường độc trong chè

Một trong những thông tin khiến người tiêu dùng ‘thót tim’ trong tuần chính là đường siêu ngọt. Người bán hàng tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, đây chưa phải là loại đường "siêu ngọt". Chỉ cần mua 1 lạng giá 50 nghìn thì chủ hàng chè có thể bán cả tuần. Loại đường hóa học có tên Tangjing đó được bán phổ biến ở các quầy hàng đồ khô trong các chợ lớn như chợ Đồng Xuân, Hàng Buồm. Đây là những hạt đường màu trắng, nhỏ như viên B1, nhưng “siêu” ngọt. Đáng chú ý, khi sử dụng loại đường này, ruồi, muỗi bay xa, kiến không dám bén mảng tới gần.

Loại đường khiến ruồi, muỗi, kiến cũng khiếp đảm (Ảnh: Internet)  

Loại đường này thường được dùng để nấu chè, bán tràn lan trên các vỉa hè. Ngoài đường siêu ngọt, các cửa hàng còn dùng thêm một số thành phần khác không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng như bột, chuối khô, vừng, dừa khô, thạch rau câu.

Theo tiết lộ của người bán hàng, các loại đồ khô dùng cho chè chỉ được đóng gói vào các túi nilon hoặc bì bình thường rồi bán chứ không hề được đóng gói vào bao bì có in rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần cẩn thận.

Mặc dù thông tin này khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại nhưng đa phần khách hàng vẫn ‘tặc lưỡi’ cho qua vì giá một cốc chè được xem là khá bèo trong giai đoạn ‘bão giá' hiện nay.

Những món ăn lãi khủng nhờ thực phẩm ‘bẩn’

Ngoài ra, tuần qua, thị trường cũng ‘đón nhận’ thêm một số món ăn ngon, hấp dẫn nhưng lại dùng thực phẩm bẩn. Trong đó, món bún cá nhận được nhiều sự quan tâm. Cá được mua về chế biến là cá chết, cá ế. Chủ hàng phải dùng "kĩ thuật" tẩm ướp cá trước khi đưa vào chế biến. Chính vì vậy, khi lên thành phẩm, khách hàng hầu như không cảm nhận được vị tanh thối của cá.

Món cà khoái khẩu của người tiêu dùng trong mùa hè cũng bị tố ‘bẩn’ và dùng thuốc trừ sâu. Ngoài ra, VTC News cũng nhận được phản ánh của độc giả về việc ăn phô mai Con bò cười mốc xanh bị đau bụng,…

PV (Tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn