Những tổ chức "gác mâm" cho NTD ra đời như thế nào?

Kinh tếThứ Hai, 15/03/2010 01:26:00 +07:00

(VTC News) - Ngày quyền của NTD Thế giới (WCRD-15/3) bắt nguồn từ bài phát biểu của cố Tổng thống Mỹ John Kennedy phản đối những những bất công trong xã hội.

(VTC News) -Nhân kỷ niệm ngày quyền của NTD thế giới (15/3), VTC News giới thiệu đến bạn đọc những tổ chức đã đang và sẽ "gác mâm" cho NTD Việt Nam và thế giới.

 

Ngày quyền của NTD Thế giới (WCRD - 15/3) bắt nguồn từ bài phát biểu của cố Tổng thống Mỹ John Kennedy phản đối những bất công trong xã hội.

Từ Liên hiệp các Tổ chức người tiêu dùng Quốc tế (IOCU)

Khoác "áo giáp" cho NTD Việt Nam

Phát biểu tại lễ kỷ niệm "Ngày quyền của NTD thế giới" 15/3 được tổ chức sáng 12/3 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh khẳng định sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội đối với công tác bảo vệ người tiêu dùng.

Dịp này, Bộ Công Thương phát đi thông điệp đề nghị các cơ quan tổ chức và toàn xã hội tham gia vào hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD để các quyền của NTD được thực hiện trên thực tế.

Hưởng ứng ngày này, tại TP HCM, Bộ Công thương sẽ tổ chức hội thảo chống hàng nhái, hàng giả và bảo vệ thương hiệu và quyền lợi của NTD.

Ông Vĩnh khẳng định, dự thảo luật Bảo vệ quyền lợi NTD đang gấp rút hoàn chỉnh và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong tháng này để kịp trình Quốc hội thông qua vào tháng 10/2010.

Hy vọng sự ra đời của Luật sẽ tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam.
 

Tổ chức này được thành lập 3/1960 với tên gọi: Liên hiệp các Tổ chức người tiêu dùng Quốc tế (IOCU - International Organisation of Consumer Unions).

Theo đó, IOCU được thành lập từ sáng kiến của 5 tổ chức người tiêu dùng quốc gia: Hoa Kì, Anh, Ôxtrâylia, Hà Lan và Bỉ.

Nhiệm vụ của IOCU là tác động việc thành lập và phát triển phong trào người tiêu dùng trên thế giới, hỗ trợ các biện pháp của các chính phủ nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng; bảo đảm sự hợp tác quốc tế khi tiến hành các thử nghiệm hàng tiêu dùng cũng như tiến hành các công việc liên quan đến thông tin cho người tiêu dùng;

Tổ chức này cũng có nhiệm vụ đào tạo và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng; tổ chức các hội nghị quốc tế hiệp hội người tiêu dùng; in và phổ biến các ấn phẩm; thực hiện các biện pháp cần thiết, giúp phổ cập các chương trình đào tạo và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng ở các nước đang phát triển...

Hiện nay, IOCU có hơn 63 nước với hơn 174 tổ chức tham gia. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người Tiêu dùng Việt Nam là thành viên của IOCU từ 1991. Trụ sở: Hà Lan.

Ấn phẩm định kì của LHCTCNTDQT là tạp chí International Consumer, tờ tin Newsletter, tạp chí Consumer Review, sổ tay Consumers Directory, kỉ yếu các hội nghị...

Đến Quốc tế người tiêu dùng (CI)

Năm 1994 - IOCU đổi tên thành Quốc tế người tiêu dùng (CI - Consumers International). Tính đến năm 2001, CI có 267 thành viên ở 123 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Với chức năng hỗ trợ tăng cường năng lực cho thành viên và phong trào người tiêu dùng thế giới, đấu tranh trong phạm vi quốc tế cho những chính sách có liên quan đến người tiêu dùng.

Các hoạt động của CI có tính chất không vì lợi nhuận, kinh phí hoạt động dựa vào niên liễm và sự ủng hộ của các tổ chức và chính phủ, tổ chức độc lập. Năm 1960 CI có 5 thành viên, năm 1965 là 7 thành viên, năm 1970 có 44 thành viên, …đến năm 2000 là 263 thành viên.  

CI đã ra Bản hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng của Liên Hiệp Quốc, ban hành năm 1985 do những nỗ lực của CI. Bản Hướng dẫn được gửi cho các chính phủ thành viên Liên Hiệp quốc, nội dung thực hiện 8 quyền của ngư­ời tiêu dùng.

Năm 1995 LHQ đề nghị các chính phủ kiểm điểm việc thực hiện bản Hướng dẫn. Năm 1999 bổ xung thêm phần Bảo vệ Môi tr­ường. Hiện nay LHQ đang trưng cầu ý kiến để sửa lại bản Hướng dẫn về bảo vệ người tiêu dùng cho phù hợp với tình hình mới.

Và Hội TC và BVNTD Việt Nam (VINASTAS)

Tại Việt Nam Hội TC và BVNTD Việt Nam (VINASTAS) được thành lập ngày 2/5/1988. Với tên gọi: Hội KHKT về Tiêu chuẩn hoá - đo lường chất lượng Việt Nam (VINASTAS) từ năm 1988 – 1991.

Từ 1991 đến nay, Hội đổi tên thành Hội KHKT về TCH đo lường chất lượng và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. (Hội TC và BVNTD Việt Nam) – VINASTAS.
 
Hiện nay Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam (1988) và Quốc tế Người Tiêu dùng- CI (15/3/1992).

Với 44 tổ chức các Hội Bảo vệ Quyền lợi NTD trải dài khắp đất nước từ Bắc tới Nam, Hội TC và BVNTD Việt Nam còn có các cơ quan tổ chức trực thuộc Hội khác như: Văn phòng Trung ương Hội, Văn phòng Hội phía Nam, Tạp chí NTD, Văn phòng đại diện T/C NTD tại TP HCM, Văn phòng Tư­ vấn, khiếu nại của NTD, Các Câu lạc bộ (Chất lượng - Nhà báo BVNTD, NTD nữ, Chống hàng giả), Trung tâm Nghiên cứu và tư­ vấn về Tiêu dùng (CESCON), Trung tâm dịch vụ và chuyển giao công nghệ Tiêu chuẩn chất l­ượng (CETA).

Ngày quyền của người tiêu dùng Thế giới (WCRD - 15/3) bắt nguồn từ bài phát biểu của cố Tổng thống Mỹ John Kennedy tại thượng viện Mỹ ngày 15/3/1962.

Được tổ chức lần đầu ngày 15/3/1983, ngày quyền của người tiêu dùng thế giới ra đời nhằm cổ vũ cho 8 quyền cơ bản của người tiêu dùng. Phản đối những những bất công trong xã hội và sự lạm dụng trên thị trường làm hại tới người tiêu dùng.

8 quyền cơ bản của NTD được hiểu như thế nào?

1- Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản

Là quyền được cung cấo những sản phẩm và dịch vụ cơ bản, thiết yếu (Lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở, chăm sóc y tế giáo dục, dịch vụ công cộng…

2- Quyền được an toàn

Được bảo vệ chống lại các hành hoá, dịch vụ, quá trình sản xuất có hại đến sức khoé hoặc đời sống.

3- Quyền được thông tin

Lựa chọn trên cơ sở có thông tin, chống quảng cáo, ghi nhãn sai lệch.

4- Quyền được lựa chọn

Đủ hàng có giá hợp lý và chất lượng tương xứng,

5- Quyền được lắng nghe
Quyền được bày tỏ ý kiến, được đại diện.

6- Quyền được bồi thường

Được giải quyết thoả đáng những khiếu nại đúng đắn,được bồi thờng những thiệt thòi khi mua phải hàng hoá, dịch vụ không đúng như­ giao kết hợp đồng.

7- Quyền được giáo dục về tiêu dùng

Được cung cấp kiến thức và kỹ năng để lựa chọn và sử dụng hàng hoá, dịch vụ; hiểu các quyền cơ bản, có trách nhiệm và biết hành động.

8- Quyền được có một môi trường lành mạnh và bền vững

Năm trách nhiệm của người tiêu dùng
1. Biết phê bình
2. Biết hành động
3. Quan tâm đến xã hội
4. Hiểu biết về tiêu dùng
5. Có ý thức cộng đồng cao.


Hương Giang
Bình luận
vtcnews.vn