Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và tầm nhìn chiến lược giúp Việt Nam 'cất cánh'

Kinh tếThứ Bảy, 17/03/2018 15:06:00 +07:00

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là người có tầm nhìn chiến lược, góp phần quan trọng vào sự phát triển của hệ thống kinh tế, đưa Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được đào tạo bài bản về kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov của Liên bang Xô viết. Sau tốt nghiệp, ông về làm tại Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân (thuộc Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) giữ chức Trưởng phòng. Sau đó, ông làm tại Ban Kinh tế của Trung ương Cục và vào Nam chiến đấu (“đi B”).

Sau năm 1975, ông làm việc tại Ủy ban Kế hoạch của Thành phố Hồ Chí Minh rồi sau này lên làm Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian kế tiếp, ông đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng rồi Thủ tướng Chính phủ. Ở cương vị này, ông là người cải tổ Tổ nghiên cứu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và xây dựng nên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng trong 9 năm (1997-2006).

Nhà nước giữ vai trò kiến tạo

Giai đoạn đầu nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nhậm chức trùng với cuộc khủng hoảng kinh tế tại Đông Nam Á, Hàn Quốc, Thái Lan và một số quốc gia Đông Á khác đang phải chịu tổn thất nặng nề.

pvk

Chính phủ do Thủ tướng Phan Văn Khải đứng đầu đã nỗ lực đưa ra các giải pháp giải quyết khủng hoảng để nó không lan rộng.  

Tuy nhiên, Chính phủ do Thủ tướng Phan Văn Khải đứng đầu đã nỗ lực đưa ra các giải pháp giải quyết khủng hoảng để nó không lan rộng. Những biện pháp tạm thời và có chiều sâu tiếp đó đã giúp giữ được nền kinh tế của Việt Nam lúc ấy dù tăng trưởng thấp 4,8% nhưng không bị chịu ảnh hưởng các tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Nhận định về nguyên tắc làm việc và điều hành Chính phủ của Thủ tướng Phan Văn Khải, ông Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban nghiên cứu Thủ tướng cho biết, Tư tưởng cải cách của Thủ tướng Phan Văn Khải là Nhà nước giữ vai trò kiến tạo, cùng phát huy thuận lợi xây dựng hạ tầng ổn định kinh tế vĩ mô, còn việc phát triển là việc tự do của doanh nghiệp.

“Khi làm Thủ tướng Chính phủ, việc đầu tiên Thủ tướng Khải là tiếp cận đến đông đảo quần chúng, đó là cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp được tổ chức tại 3 địa điểm khác nhau. Đưa ra một số quan niểm nhưng vẫn lắng nghe tiếng nói doanh nghiệp. Sau cuộc họp đó, Thủ tướng Khải lắng nghe những tâm tự nguyện vọng của các doanh nghiệp, từ đó, trực tiếp chỉ đạo xây dựng lại Luật Doanh nghiệp”, nguyên Trưởng ban Nghiên cứu Trần Đức Nguyên nói.

Ông Nguyên nhấn mạnh, “Khi Luật Doanh nghiệp được đưa ra Quốc hội, Thủ tướng Khải có văn bản đi kèm để giải thích chi tiết về bộ luật mới. Lúc đó, Thủ tướng có nếu, đến năm 2010, Việt Nam phải có 1 triệu doanh nghiệp”.

Hủy bỏ hàng loạt giấy tờ con

Trong năm 1999, ngoài việc ban hành Luật Doanh nghiệp, Chính phú còn ký quyết định hủy 268 giấy phép con (bằng khoảng 50% tổng số giấy phép) đối với doanh nghiệp. Việc bãi bỏ hàng loạt giấy tờ con đã góp phần quan trọng, to lớn, giúp kinh tế tư nhân được giải phóng, khuyến khích sự sáng tạo và sự năng động của người dân.

pbk2 4

Những phát ngôn ấn tượng của Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. 

Ngoài ra, ông cũng đặt nền móng cho cuộc cải cách giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước, bộ, ngành vào nền kinh tế, từng bước hình thành nền kinh tế thị trường, mở rộng quyền tự do cho các doanh nghiệp. Nhờ đó, kinh tế đã có bước phát triển mạnh.

Một trong những đặc điểm nổi bật của Luật Doanh nghiệp năm 1999 là: Tự do kinh doanh chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm để Luật được thực thi hiệu quả.

Chính vì vậy, Tổ nghiên cứu đổi mới kinh tế, xã hội và hành chính (Tổ nghiên cứu đổi mới) được Thủ tướng nâng cấp thành Ban nghiên cứu của Thủ tướng với quyền hạn lớn hơn. Đầu tiên là ra soát việc thực hiện luật doanh nghiệp năm 1999 trên thực tế.

“Lúc bấy giờ, chúng tôi đã phát hiện 560 giấy phép con rất phiền hà, ví dụ như cho người thu gom giấy vụn, thủy tinh vỡ,... 3 tháng, 1 lần phải xin phép. Hay giấy phép đánh máy tính, giấy phép ve truyền hình phải xin phép 3 tháng/lần”, ông Lê Đăng Doanh nói.

Với những giấy tờ không cần thiết, Thủ tướng Phan Văn Khải đã tổ chức họp với các cơ quan quản lý Nhà nước để loại bỏ những vấn đề phát sinh. Tại thời điểm này, các Bộ cũng đồng thuận bãi bỏ nhiều giấy tờ con vô lý. “Chính vì thế, các doanh nghiệp tư nhân được cởi bỏ, từ đó, tính năng động, sáng tạo được phát huy”, ông Doanh cho biết thêm.

Chú trọng phát triển các doanh nghiệp trẻ

Sau khi trở thành người đứng đầu Chính phủ, doanh nghiệp - doanh nhân và môi trường kinh doanh chính là một trong những mối ưu tiên hàng đầu của ông.

Ông luôn xác định xây dựng hệ thống pháp luật đưa nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường, là nền tảng quan trọng nhất để đất nước phát triển. Luật Doanh nghiệp ra đời năm 1999 và sau đó sửa đổi năm 2005, cũng như thị trường chứng khoán ra đời năm 2000 là những minh chứng sống động cho quan điểm nhất quán và tầm nhìn của ông.

pvk2 5

Những phát ngôn ấn tượng của Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.  

Ông Vũ Quốc Tuấn, một trong những thành viên trong Ban nghiên cứu của Thủ tướng cho biết, Thủ tướng Khải luốn nhấn mạnh phải là thế nào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, xóa bỏ những rào cản doanh nghiệp để phát triển nền kinh tế đấy nước.

“Tôi còn nhớ, tháng 3/2004, Thủ tướng có viết cho tôi một mẩu giấy, nhờ tìm hiểu các doanh nghiệp trẻ, từ đó Thủ tướng có thể động viện doanh nghiệp trẻ cùng phát triển đất nước”, ông Tuấn cho biết.

297doanhnghiepCDSL 3

Ông Vũ Quốc Tuấn, một trong những thành viên trong Ban nghiên cứu của Thủ tướng cho biết, Thủ tướng Khải luốn nhấn mạnh phải là thế nào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, xóa bỏ những rào cản doanh nghiệp để phát triển nền kinh tế đất nước. 

Các doanh nghiệp trẻ ngày xưa, giờ đã trở thành những “ông lớn” trong nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, không thể không nhắc tới ông Đặng Lê Nguyên Vũ (cà phê Trung Nguyên), doanh nhân Võ Quốc Thắng (gạch Đồng Tâm),...

Hội nhập kinh tế quốc tế

Bên cạnh những đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải còn có công lớn trong việc thúc đẩy hội nhập quốc tế. Là một nhà kinh tế với kiến thức chuyên môn sâu, một lãnh đạo được đào tạo bài bản, ông rất tự tin khi tham gia các hoạt động đối ngoại.

Ông cùng tập thể các nhà lãnh đạo Việt Nam xây dựng một chiến lược hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam sau giai đoạn Việt Nam bình thường hoá quan hệ với các nước lớn, gia nhập ASEAN.

chilan-qpxo-1421112989947_khdm

Bà Phạm Chi Lan, một thành viên trong Ban nghiên cứu của Thủ tướng.

Dưới thời của ông, Việt Nam và Hoa kỳ đã hoàn tất đàm phán và ký Hiệp định Thương mại song phương (BTA), đánh dấu bước tiến lịch sử trong quá trình bình thường hóa quan hệ hoàn toàn giữa hai nước.

Cũng dưới sự lãnh đạo của ông, các bộ, ngành của Việt Nam đã hoàn tất đàm phán để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO cuối năm 2006, chính thức hoá quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở phạm vi toàn cầu và tạo vị thế mới cho nền kinh tế Việt Nam phát triển trong những năm sau đó.

Bà Phạm Chi Lan, một thành viên trong Ban nghiên cứu nói, Thủ tướng Phan Văn Khải kế nhiệm thành công Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Quá trình cải cách giữa hai vị Thủ tướng được diễn ra liên tục, ổn định. Từ đó, kinh tế, xã hội của Việt Nam được nâng dần lên, kể cả các nhà máy Nhà nước. Tạo ra sự tăng trưởng vượt bậc, tốc dộ phát triển cao nhưng lại ổn định”.

Video: Những phát ngôn ấn tượng của Thủ tướng Phan Văn Khải

 

Việt Vũ
Bình luận
vtcnews.vn