Lối đi nào cho dệt may Việt Nam?

Kinh tếThứ Tư, 02/12/2015 06:45:00 +07:00

Làm thế nào để ngành công nghiệp dệt may đã có bề dày phát triển 20 năm tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều những khó khăn?

(VTC News) – Làm thế nào để ngành công nghiệp dệt may đã có bề dày phát triển 20 năm tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều những khó khăn vẫn là một câu hỏi khó cho các doanh nghiệp.

Khó là bởi để bứt phá doanh nghiệp Việt Nam cần phải đầu tư nhiều thứ khi mà có quá nhiều yếu tố cản trở như các vấn đề nguyên phụ liệu, dây chuyền công nghệ và đặc biệt là chiến lược bài bản trong việc xây dựng thương hiệu.                       

Thực tế, nguyên phụ liệu sản xuất trong nước đáp ứng chưa tới 20% nhu cầu của toàn ngành dệt may, chất lượng chỉ có thể dành để sản xuất những sản phẩm phục vụ phân khúc thấp trong nước chứ không thể sử dụng cho hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao.

Chính vì vậy nên tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu nội địa của ngành dệt may vẫn rất thấp làm cho lợi nhuận trong mỗi sản phẩm không cao, mặc dù giá trị xuất khẩu hàng năm lên tới nhiều tỷ USD.
Chi phi đầu tư quá lớn, trong khi hiệu quả chưa chắc đã cao nên các doanh nghiệp dệt may nội địa vẫn phải chọn cách nhập nguyên phụ liệu của các nước bạn
Chi phi đầu tư cho dây chuyền sản xuất nguyên phụ liệu quá lớn, trong khi hiệu quả chưa chắc đã cao nên các doanh nghiệp dệt may nội địa vẫn phải chọn cách nhập nguyên phụ liệu của các nước bạn 
Đầu tư cho dây chuyền sản xuất là một bài toán nan giải.  Lý do là bởi, đầu tư cho dây chuyền sản xuất nguyên phụ liệu đạt chuẩn chất lượng cần một nguồn vốn lớn, hơn nữa nguyên liệu thô để sản xuất Việt Nam cũng không sẵn có, vẫn phải nhập ngoại. Chi phi đầu tư quá lớn, trong khi hiệu quả chưa chắc đã cao nên các doanh nghiệp dệt may nội địa vẫn phải chọn cách nhập nguyên phụ liệu của các nước bạn”.

Hiện cả nước có hơn 6.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may mà chỉ có chưa tới 1% tham gia vào ngành này.

Theo ước tính ngành nguyên phụ liệu chỉ đáp ứng chưa tới 15% nhu cầu trong nước.

Do đó, câu hỏi đặt ra đối với ngành dệt may trong nước là làm thế nào để tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa khi tương lai ngành này sẽ được hưởng nhiều lợi thế từ chính sách thuế 0%, thủ tục hành chính đơn giản, Quy tắc xuất xứ trong TPP... khi Hiệp định TPP đi vào hoạt động.

Cho đến nay dệt may Việt Nam vẫn loay hoay chưa giải quyết được bài toán nguyên phụ liệu
Ông Vũ Đức Giang – Chủ Tịch Hiệp Hội Dệt May VN tham quan gian hàng của May 10

Khi được hỏi về lý do tại sao dệt may Việt Nam vẫn loay hoay chưa giải quyết được bài toán nguyên phụ liệu, anh Bùi Văn Luy – Cửa hàng trưởng cửa hàng may đo veston cao cấp số 1 của tổng công ty May 10 cho biết: “Vấn đề này không mới nhưng không thể giải quyết được trong một sớm một chiều, ngay cả những “ông lớn” trong lĩnh vực dệt may cũng đang phải chịu thua”.

Bài toán thương hiệu

Bài toán nguyên phụ liệu chưa có cách giải quyết, việc quay lại phát triển thương hiệu thời trang trên sân nhà được cho là hướng đi mới cho các doanh nghiệp dệt may nội địa.

Hiện ở Việt Nam, mới chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng tham gia vào sân chơi này, có thể kể đến những cái tên như: Việt Tiến, May 10 hay tổng công ty 28… Vì ngoài hệ thống sản xuất hiện đại, sản xuất thời trang phục vụ thị trường trong nước còn nhiều hạng mục tốn kém khác. Đầu tiên là thành lập đội thiết kế, nghiên cứu thị trường đến sản xuất, tiếp thị, thành lập hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm… và quan trọng nhất chính là xây dựng được một thương hiệu đủ mạnh.

Khách hàng thích thú khi được trực tiếp may đo Veston ngay tại triển lãm
Khách hàng thích thú khi được trực tiếp may đo Veston ngay tại triển lãm 

Đồng tình với ý kiến trên, anh Luy – đại diện cho thương hiệu May 10 tham gia vào Hội chợ triển lãm nguyên phụ liệu dệt may gần đây chia sẻ: “Xây dựng thương hiệu là một chiến lược lâu dài. Và để phục vụ cho chiến lược đó, May 10 luôn xác định chất lượng sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu. Dựa trên dây chuyền sản xuất hiện đại, mỗi một sản phẩm mang thương hiệu May 10 luôn được chăm chút cẩn thận đến từng chi tiết”.

Trong lần tham dự triển lãm lần này, May 10 đã giới thiệu cho khách tham quan tất cả những thế mạnh của mình trong công nghệ sản xuất sản phẩm thời trang cao cấp, đặc biệt là may đo Veston mà hiếm có DN dệt may Việt Nam nào đầu tư cho lĩnh vực này.

Bởi để làm nên một bộ Veston cao cấp với hơn 120 chi tiết thì có tới 300 nhân viên phụ trách các công đoạn khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm hoàn hảo nhất có thể.
Trong các hội chợ, triễn lãm thời trang, Eternity GrusZ luôn thu hút được sự chú ý của dư luậnkhi gian hàng của Eternity GrusZ luôn trong tình trạng “quá tải”.
Trong các hội chợ, triển lãm thời trang, gian hàng May 10 luôn trong tình trạng “quá tải”. 

Anh Luy cũng cho biết thêm: “Con đường của thời trang nội địa còn rất dài. Thậm chí chưa thể mang lại lợi nhuận ngay như hàng xuất khẩu. Nhưng câu chuyện quan trọng mà các doanh nghiệp cần biết chính là việc chiếm lĩnh được thị phần. Khi đã xác định được vị trí của mình thì việc tìm kiếm lợi nhuận không còn quá khó khăn nữa”.

Để thành công và phát triển bền vững trong ngành dệt may, thời trang, không thể có một lối đi tắt. Nỗ lực sáng tạo và đổi mới không ngừng nghỉ là con đường duy nhất mà các DN Việt Nam cần nhận thức được nếu như không muốn thua trên sân nhà.


Song Hoài
Bình luận
vtcnews.vn