H&M ế 4 tỷ USD quần áo, sắp thanh lý ồ ạt?

Kinh tếThứ Sáu, 29/06/2018 15:19:00 +07:00

Theo thông tin từ H&M, doanh số trong 6 tháng đầu năm của H&M sụt giảm với số lượng hàng tồn kho lên đến 4 tỷ USD.

Hãng thời trang nổi tiếng đến từ Thụy Điển cho biết, giá trị của lượng hàng tồn kho chưa được bán ra thị trường tăng mạnh trong quý gần đây nhất lên đến 36 tỷ curon Thụy Điển (4 tỷ USD) với mức tăng là 13% so với năm trước.

Số hàng tồn kho tăng mạnh trong năm qua do tăng trưởng doanh số thấp hơn dự kiến. Điều này khiến cho lợi nhuận H&M giảm xuống còn 28% trong nửa đầu năm 2018.

"Hàng tồn kho đã trở thành một vấn đề quan trọng đối với công ty", Adam Cochrane, một nhà phân tích cho biết.

H&M cho biết, sắp tới họ sẽ triển khai một loạt các chiến lược, bao gồm bán hàng để giảm dần lượng hàng dự trữ trong kho.

180628154231-hm-shop-780x439

Doanh số H&M giảm mạnh trong nửa đầu năm 2018. 

Cochrane cho biết, hãng này sẽ giảm giá bán sản phẩm tại các thị trường mà người mua hứng thú với việc săn hàng sale, thậm chí cả bán hàng online. Ngoài ra, công ty cũng nghĩ đến phương án bán cổ phiếu cho các nhà bán lẻ đang hoạt động ở các quốc gia mà H&M không có mặt.

Trong khi một số nhà đầu tư muốn có một chiến lược mạnh mẽ hơn để giải phóng khối lượng hàng tồn kho khổng lồ thì Cochrane cho rằng, H&M sẽ chọn phương án tiếp cận một cách cân bằng hơn.

"Giảm giá sản phẩm có thể giúp thanh lý lượng hàng tồn kho nhanh chóng hơn, nhưng nó đi kèm rủi ro là có thể ảnh hưởng đến danh tiếng và thương hiệu của hãng thời trang", ông nói. "Giám đốc điều hành phía công ty không muốn người tiêu dùng coi H&M như một thương hiệu gắn liền với việc giảm giá để hút khách".

H&M cho biết, quần áo sẽ được quyên góp để hỗ trợ cho các tổ chức từ thiện hoặc tái sử dụng nếu như không bán hết. Tuy vậy, vấn đề của H&M không chỉ nằm ở chỗ không bán được hết số hàng tồn kho.

Các nhà phân tích cho rằng, công ty này đã quá chậm trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến, và bây giờ phải gồng lên để bắt kịp. Cổ phiếu của H&M đã giảm 18% trong năm 2018.

"Nửa đầu năm nay có phần khó khăn hơn chúng tôi nghĩ, nhưng chúng tôi tin rằng sẽ có sự cải thiện dần dần và chúng ta sẽ thấy H&M trở lại mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm", CEO Karl-Johan Persson cho biết.

Các nhà bán lẻ trên toàn thế giới đang chịu áp lực từ việc thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng đến từ các đối thủ cạnh tranh trực tuyến như Amazon (AMZN) và Asos.

Video: Thương hiệu thời trang danh tiếng Gucci, Dior cấm người mẫu siêu gầy

Trong một báo cáo tháng Tư vừa qua, Moody cho biết, số các doanh nghiệp bán lẻ vỡ nợ đạt mức cao kỷ lục trong ba tháng đầu năm 2018 do sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại điện tử và sự suy giảm của các trung tâm mua sắm khiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp này bị ăn mòn.

Struggling Sears và Claire là hai trong chín nhà bán lẻ báo lỗ trong quý đầu tiên mặc dù nền kinh tế toàn cầu vẫn phát triển. Tại Anh, cửa hàng bách hóa John Lewis cảnh báo hồi đầu tuần rằng lợi nhuận của nó sẽ thấp hơn đáng kể so với năm ngoái. Trong khi đó, Marks & Spencer tuyên bố tháng trước rằng, sẽ đóng cửa 100 cửa hàng vào năm 2022.

Mai Tâm
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn