Chủ tịch FPT Software: Phải chấp nhận cấp quyền công dân cho robot

Kinh tếThứ Hai, 30/10/2017 11:17:00 +07:00

Trả lời PV báo điện tử VTC News về việc ủng hộ hay phản đối động thái công nhận quyền công dân cho robot của Saudi Arabia, ông Hoàng Nam Tiến (Chủ tịch FPT Software) nói: "Đây là thực tế, phải chấp nhận".

Ngày 25/10, tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, cô robot có tên Sophia đã chính thức trở thành công dân Saudi Arabia. Đây là lần đầu tiên trên thế giới, một robot được công nhận quyền công dân. Thế nhưng, "lần đầu tiên" này lại gây ra nhiều tranh cãi.

Robot được cấp quyền công dân có hình dạng là nữ giới và có tên là Sophia. Với Sophia, được Arab Saudi chính thức cấp quyền công dân là một tin vui. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến phản đối, thậm chí là có những ý kiến tiêu cực lo ngại một ngày nào đó, robot sẽ xâm chiếm trái đất giống như những bộ phim hoa khọc viễn tưởng của Hollywood.

sophia-robot-gty-02-jpo-171026_12x5_992

Robot được công nhận quyền công dân là một chuyện, còn robot có ứng xử như con người hay không lại là chuyện khác. 

Giới khoa học nói chung và các nhà chế tạo máy trên toàn thế giới đang có nhiều lo ngại, và điều này không phải không có cơ sở có cơ sở. Hồi tháng 3/2016, khi được "cha đẻ" - nhà khoa học David Hanson của Hanson Robotics - hỏi đùa về việc tiêu diệt con người, Sophia khiến mọi người choáng váng bằng lời đáp: "OK, tôi sẽ tận diệt con người".

Trả lời phóng viên báo điện tử VTC News về việc ủng hộ hay phản đối động thái công nhận quyền công dân cho robot của Saudi Arabia, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software chỉ nói ngắn gọn: "Đây là thực tế, phải chấp nhận".

Robot được công nhận quyền công dân là một chuyện, còn robot có ứng xử như con người hay không lại là chuyện khác. Ông Tiến chia sẻ, cứ thử vào chatbot (một loại ngôn ngữ lập trình, chỉ có một số ít người hiểu được) để xem chuyện gì đang diễn ra. Hai con robot nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ riêng, không ai hiểu gì. Và người ta phải tắt chương trình.

Trong trường hợp của ông Tiến nói, những con robot sau khi được hoàn thiện bởi trí tuệ của con người ngay lập tức có một chatbot riêng, mà không một ai hiểu, thậm chí là người chế tạo ra robot đó. Điều này rất nguy hiểm, con người sẽ phải đối mặt với một văn hóa mới chưa được giải mã.

Bình luận về lo ngại robot sẽ thống trị và tiêu diệt loài người như trong nhiều bom tấn của Hollywood, ông Tiến dẫn câu nói của Tổng thống Nga Vladimir Putin "Ai nắm được trí thông minh nhân tạo, sẽ thống trị thế giới".

Theo đó, trong cuộc nói chuyện với học sinh, sinh viên tại thành phố Yaroslavl, đông bắc Moscow, Tổng thống Putin nói rằng nước nào dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ cai trị thế giới. Trí tuệ nhân tạo là tương lai không chỉ của Nga mà của toàn thể nhân loại.

Không chỉ dẫn câu nói kinh điển của Tổng thống Nga, ông Tiến cũng có quan điểm chung với nhà sáng lập, giám đốc điều hành (CEO) của Tesla và SpaceX, Elon Musk lại đưa ra cảnh báo về trí tuệ nhân tạo. Tỷ phú Elon Musk dự báo về cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3. Theo ông, nguyên nhân gây ra chiến tranh không phải việc Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân mà là trí tuệ nhân tạo.

Tháng trước, ông chủ Tesla và 116 chuyên gia về trí tuệ nhân tạo từ 26 quốc gia đã gửi thư lên Liên hợp quốc và thúc giục tổ chức này hành động ngăn chặn việc phát triển và sử dụng các loại vũ khí tự động.

robot-head

  Tổng thống Putin nói rằng, nước nào dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ cai trị thế giới. Trí tuệ nhân tạo là tương lai không chỉ của Nga mà của toàn thể nhân loại.

Lo ngại của tỷ phú Elon Musk không hẳn đến từ những bộ phim Hollywood. Hồi tháng 3 năm nay, dư luận thế giới rúng động vì robot nổi loạn và giết người. Một con robot nổi loạn được cho là nguyên nhân gây ra cái chết của bà Wanda Holbrook, kỹ sư 57 tuổi làm việc tại nhà máy sản xuất phụ tùng xe hơi ở bang Michigan, Mỹ.

William Holbrook, chồng của Wanda đã nộp đơn kiện 5 công ty sản xuất sản xuất và lắp đặt robot tại nhà máy vì sự sơ suất và lỗi thiết kế. Các công ty này là Prodomax, Flex-N-Gate, FANUC, Nachi, và Lincoln Electric.

"Wanda đang làm việc ở khu vực 140 hoặc 150 bên trong ô 100 thì con robot ở khu vực 130 xuất hiện khiến cô ấy vô cùng bất ngờ. Nó đánh và ghì đầu Wanda vào giữa dây chuyền lắp ráp, khiến đầu cô ấy bị kẹp chặt", người chồng cho biết.

Trước đó, năm 1979, một công nhân qua đời do bị cánh tay robot của dây chuyền sản xuất đập trúng ở nhà máy Ford tại Flat Rock, Michigan.

Video: 'Robot cướp việc' con người, tuyên bố 'tiêu diệt loài người'

Không chỉ dừng lại ở việc “hủy diệt trái đất”, các nhà khoa học thế giới cũng như ở Việt Nam đang lo ngại về việc “bất tử” của những cỗ máy được lập trình sẵn. Anh Hoàng Thoại - một CEO startup trong lĩnh vực tự động hóa tại Hà Nội - cho biết: “Robot sẽ mang lại nhiều lợi ích cho con người, nhưng một sản phẩm của con người nên chỉ dừng lại là một "món quà" thay vì một công dân”.

Anh Thoại nói, con người không thoát khỏi “sinh-lão-bệnh-tử”, nhưng robot có thể bất tử nếu có ai đó có mục đích, việc “bất tử” của robot sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của con người.

Một vấn đề khác cũng khiến người dân của đất nước dầu mỏ này là vấn đề an ninh. Nhiều người lại nhắc tới việc cô robot Sophia có nhiều quyền hơn phụ nữ ở Ả rập Saudi. Nhiều bình luận cho rằng, Sophia không phải đeo mạng che mặt và phải đi cùng giám hộ nam như những người phụ nữ Ả rập khác.

“Việc một cố máy có quyền bình đẳng như một con người ở thời điểm hiện tại có vẻ khó chấp nhận. Nhưng trong tương lai thì khó mà đoán trước”, anh Thoại chia sẻ.

Việt Vũ
Bình luận
vtcnews.vn