Chủ tịch 8X trong vụ bắt Vũ Đức Thuận nhận lương bèo như Cường đô la

Kinh tếThứ Tư, 21/09/2016 07:43:00 +07:00

Là lãnh đạo của công ty vốn 300 tỷ đồng nhưng chủ tịch 8X trong vụ bắt ông Vũ Đức Thuận nhận mức lương bèo như Cường đô la.

Cơ quan cảnh sát điều tra (C46) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Vũ Đức Thuận, nguyên Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty PVC cùng 3 đồng phạm. Trong đó, bên cạnh ông Vũ Đức Thuận, ông Trương Quốc Dũng, nguyên Phó tổng Giám đốc PVC là cái tên được chú ý nhất.

Trước khi đầu quân cho PVC, ông Dũng từng nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex – PVC (PVV). Tuy nhiên, trong khi các đồng nghiệp của mình tại PVC như ông Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận nhận mức lương khủng thì ông Dũng có thu nhập rất bèo bọt, chỉ ngang Cường đô la ở Quốc Cường Gia Lai.

Nhận lương bèo

Trong khi tại PVC, có năm, mỗi lãnh đạo PVC có mức thu nhập kỷ lục 1,3 tỷ đồng/năm nhưng tại PVV, tình hình eo hẹp hơn nhiều. Trong năm 2015, dàn lãnh đạo trong Hội đồng quản trị chỉ nhận tổng thù lao 528,4 tỷ đồng. Như vậy, bình quân mỗi sếp PVC nhận 105,68 triệu đồng/người/năm, tương ứng 8,8 triệu đồng/người/tháng.

truong quoc dung

Ông Trương Quốc Dũng

Với mức 8,8 triệu đồng/tháng, thu nhập của ông Dũng và đồng nghiệp chỉ ngang ngửa mức lương mà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la), Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai nhận được ở cương vị này.

Trong năm 2014, tình hình còn ảm đạm hơn nhiều. Tổng thù lao của Hội đồng quản trị chuyên trách là 368,4 triệu đồng. Bình quân, mỗi sếp lớn của PVV chỉ được nhận 73,7 triệu đồng/người/năm, tương ứng 6,14 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2013, PVV rộng tay hơn một chút khi dành 407,6 triệu đồng cho quỹ lương của Hội đồng quản trị chuyên trách. Điều đó có nghĩa trung bình, mỗi lãnh đạo trong Hội đồng quản trị nhận 81,46 triệu đồng/người/năm, tương đương 6,8 triệu đồng/người/tháng.

Hàng năm, thù lao của Hội đồng quản trị không chuyên trách và Ban Kiểm soát kiêm nhiệm chỉ là 0 đồng. Có thể thấy, PVV không rộng tay khi chi trả thù lao cho dàn lãnh đạo.

Công ty lỗ khủng

PVV không dám trả lương cao cho dành lão đạo một phần là do công ty phải hứng chịu những khoản lỗ khủng trong nhiều năm gần đây. Mặc dù không có chuỗi năm thua lỗ kéo dài như PVC nhưng năm 2012 và năm 2013 đã khiến công ty lỗ 48,4 tỷ đồng và 100,2 tỷ đồng.  

Sang năm 2014, 2015, mặc dù đã thoát cảnh thua lỗ nhưng lợi nhuận của PVV vẫn rất khiêm tốn chỉ đạt 2,5 tỷ đồng và 4,2 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn điều lệ của công ty là 300 tỷ đồng. Nếu mang số tiền này đi gửi ngân hàng thì lãi tiết kiệm cũng cao hơn rất nhiều so với những khoản lợi nhuận khiêm tốn này.

Tuy nhiên, tới năm 2016, PVV lại trở về xu hướng quen thuộc là thua lỗ. Những khoản thua lỗ trong quý 1/2016 và quý 2/2016 của PVV lần lượt là 10,1 tỷ đồng và 8,5 tỷ đồng. Tính tới thời điểm cuối quý 2/2016, lỗ lũy kế của PVV lên tới 145,8 tỷ đồng, gần bằng 50% tổng vốn điều lệ.

Mặc dù “góp phần” không nhỏ khiến PVV thua lỗ thảm nhưng ông Trương Quốc Dũng bị bắt lại không liên quan tới PVV. Ông Dũng cùng 3 đồng nghiệp tại PVC bị bắt vì những sai phạm liên quan đến những khoản thua lỗ khủng tại PVC. Ông Dũng nắm giữ chức vụ Phó tổng Giám đốc của PVC từ năm 2007 - 2013, khi chỉ mới 27 tuổi. 2007 – 2013 là khoảng thời gian tập trung các khoản thua lỗ của PVC vì vậy không khó hiểu khi ông Dũng cũng có trách nhiệm trước các khoản thua lỗ này.

Ông Trương Quốc Dũng là ai?

Ông Trương Quốc Dũng sinh năm 1982, nguyên quán Ninh Bình, tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Ông Dũng nằm trong đanh sách các vị Chủ tịch Hội đồng quản trị trẻ nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Trong danh danh sách này, ông chỉ đứng sau bà Phạm Đỗ Diễm Hương (1989), Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng (TPC).

Sau đó ba năm làm chuyên viên tại Ban Dự án Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI), ông Trương Quốc Dũng chuyển về PVV với vai trò là Tổng giám đốc khi chỉ mới 25. Không lâu sau đó, ông Dũng đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị PVV từ năm 2011.

Chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị PVV được giao lại cho bà Tô Linh Hương (sinh năm 1988) trong vỏn vẹn hai tháng. Sau đó, ông Trương Quốc Dũng tiếp tục đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị PVV từ tháng 7/2012 tới ngày 16/9/2019. 16/9/2019 là thời điểm 3 ngày trước khi ông Dũng bị bắt.

Thanh Hà
Bình luận
vtcnews.vn