Cẩn thận mua phải vé giả trận chung kết lượt về Việt Nam vs Malaysia

Kinh tếThứ Năm, 13/12/2018 11:42:00 +07:00

Tối 12/12, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip, ghi lại cảnh người hâm mộ bóng đá mua phải 13 cặp vé giả trận Chung kết lượt về giải AFF Cup 2018.

Chị D.P (Đào Tấn, Hà Nội), người chia sẻ clip 2 thanh niên bán vé giả cho biết, sau khi ban tổ chức chính thức bán vé trận Chung kết lượt về giải AFF Cup 2018 (ngày 10/12), gia đình chị D.P đã đặt mua trên mạng 13 cặp vé (26 chiếc) với giá bán là 7 triệu đồng/cặp ở khán đài VIP B. Tổng số tiền chị D.P phải trả cho 13 cặp vé là 91 triệu đồng.

ve 4

Thông tin được chị D.P chia sẻ trên mạng xã hội. 

"Tôi có lướt Facebook và thấy một tài khoản Trang Vũ thông báo bán vé xem trận Chung kết lượt về với giá quá rẻ so với mặt bằng chung của thị trường nên đã nhanh chóng chuyển khoản một nửa cho chị Trang để nhận vé. Tuy nhiên, về sau tôi mới biết, tài khoản Dung Vũ là tài khoản ảo và đây có thể là một nhóm lừa đảo chuyên nghiệp", chị D.P nói.

Sau khi chuyển khoản xong, chị D.P có yêu cầu người bán phải chuyển vé ngay trong ngày. Tuy nhiên, tài khoản Dung Vũ (người bán) liên tục trễ hẹn, thậm chí gọi điện không nghe máy. Chị D.P bức xức: "Tôi nghĩ chắc chắn mình bị lừa rồi".

"Mình biết là đã bị lừa, nên tối hôm 12/12, mình có nhắn tin cho người bán, yêu cầu giao đủ số vé đã cam kết để nhận nốt số tiền còn lại, cốt là để dụ rắn ra khỏi hang. Ai ngờ, chúng tưởng thật và có 2 thanh niên đến chỗ hẹn giao cho mình đúng 13 cặp vé", chị D.P nói.

Sau khi cầm được 13 cặp vé trên tay, chị D.P liền kiểm tra ngay xem có phải là vé giả không. Và đúng như chị D.P dự đoán, 13 cặp vé hoàn toàn là giả.

"Nhìn bằng mắt thường cũng thấy đây là vé giả, đường cắt méo mó, mặt in lem nhem, tem cũng vậy. Đặc biệt, toàn bộ vé giả là photo màu, chất lượng rất kém", chị D.P nhận xét.

48426567_2083087271755292_3850451289104187392_n

13 cặp vé giả, giá 91 triệu đồng. (Ảnh: NVCC) 

Lúc đầu, 2 thanh niên giao vé chối quanh, về sau, 2 người này thừa nhận là bán vé giả. Chị D.P chia sẻ, về sau thấy 2 thanh niên cũng thành khẩn nhận lỗi, người nhà 2 cậu thanh niên cùng bạn Trang Vũ (tài khoản ảo) cũng đến xin lỗi và trả lại toàn bộ số tiền mà chị D.P đã chuyển khoản trước đó nên chị D.P đã không nhờ pháp luật can thiệp.

Chị D.P nói: "Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho các thanh niên thích lừa đảo, ngoài ra, người mua cũng cần cẩn thận khi mua vé trên mạng. Kiểm tra thật kỹ trước khi giao tiền cho người bán".

Trên thực tế, có rất nhiều cách phân biệt vé vào trận chung kết AFF Cup 2018. Một số biện pháp đơn giản như, kiểm tra độ hoàn thiện của vé, các vết cắt ở mép, màu mực trên, các thông tin về trận đấu (thời gian, địa điểm, chỗ ngồi, đội thi đấu, đơn vị tổ chức,...) hoặc hệ thống tem chống hàng giả màu bạc nằm ở cuống vé.

Hầu hết, các loại vé giả là hàng photo, in lại nên màu mực rất xấu, độ chi tiết rất kém. Tuy nhiên, có một số trường hợp vé giả được làm tinh vi hơn, đa số là vé từ những năm trước, từ những trận trước, hoặc đơn giản là vé mẫu sẽ có sẵn.

Để phân biệt vé giả tại mặt trước của vé đó là logo chìm, người hâm mộ phải giơ tấm vé lên ánh sáng thì mới có thấy được, vé giả thì không có. Đáng chú ý, ngoài bốn cách trên phân biệt vé thật hay giả tại mặt trước, thì cách cuối này sẽ giúp mọi người phân biệt tại mặt sau tấm vé.

Chỉ cần soi đèn tím lên mặt sau tấm vé sẽ thấy các vạch ngắn phát sáng nằm ngoằn nghèo trên vé (vạch này mắt thường sẽ chỉ thấy các vạch màu), nếu là vé giả thì sẽ không thể phát sáng được.

Video: Cổ động viên Hải Phòng 'cháy' cùng đội tuyển Việt Nam

Việt Vũ
Bình luận
vtcnews.vn