74% phần mềm 'lậu' trong máy tính cá nhân tại Việt Nam

Kinh tếThứ Ba, 12/06/2018 11:54:00 +07:00

Theo khảo sát được Liên minh Phần mềm toàn cầu BSA công bố sáng nay 12/6, tỷ lệ sử dụng phần mềm máy tính không có bản quyền tại Việt Nam hiện là 74%, giảm 4% so với nghiên cứu tương tự được BSA công bố năm 2016.

Sáng 12/6, Liên minh phần mềm chính thức công bố Điều tra phần mềm toàn cầu 2018: Quản lý phần mềm – Đòi hỏi bắt buộc về an ninh và Cơ hội kinh doanh toàn cầu. 

74% phần mềm không bản quyền được cài đặt trong máy tính cá nhân tại Việt Nam

Điều tra này được BSA hợp tác cùng hãng nghiên cứu IDC thực hiện nhằm xác định số lượng và giá trị của phần mềm không bản quyền được cài đặt trên máy tính cá nhân tại hơn 110 nền kinh tế và khu vực, thu thập gần 23.000 phiếu trả lời của người tiêu dùng, người lao động và các CIO trong các lĩnh vực.

anh 2 phan mem 3

74% phần mềm không bản quyền được cài đặt trong máy tính cá nhân tại Việt Nam 

Sáng 12/6, Liên minh phần mềm chính thức công bố Điều tra Phần mềm Toàn cầu 2018: Quản lý phần mềm – Đòi hỏi bắt buộc về an ninh và Cơ hội kinh doanh toàn cầu. 

Theo kết quả của Điều tra được công bố, tỷ lệ phần mềm không bản quyền được cài đặt trong máy tính cá nhân của Việt Nam là 74%. So với nghiên cứu trước của BSA đã được công bố năm 2016, tỉ lệ này đã giảm được 4%.

Bà Sheryl Lee, Cố vấn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Liên minh phần mềm BSA cho biết, tỷ lệ phần mềm không bản quyền được cài đặt trong máy tính cá nhân của Việt Nam thuộc nhóm cao trong khu vực, xếp sau Bangladesh, Indonesia, Pakistan và Srilanka.

"Tuy nhiên, những động thái gần đây của Chính phủ Việt Nam đã và đang làm giảm tỷ lệ phần mềm không bản quyền", bà Sherly nói.

Tỉ lệ này chịu ảnh hưởng một phần bởi các xu hướng lớn đang diễn ra ở Việt Nam. Lượng tiêu thụ máy tính, PC tuy giảm mạnh nhưng lượng cài đặt phần mềm tiêu dùng lại tăng, do kết quả của lượng tiêu thụ năm trước.

Vì thế, việc tỉ lệ phần mềm không phép giảm chủ yếu là kết quả của việc Việt Nam tiếp tục mở cửa thị trường, thực thi luật, tuyên truyền, chứ không phải một yếu tố nội tại của thị trường.

Số lượng cơ sở bán lẻ máy PC quy mô nhỏ đã giảm trong khi các nguồn cung cấp phần mềm đáng tin cậy hơn tăng. Các lo ngại về vấn đề an ninh do sử dụng phần mềm không bản quyền khiến một số người tiêu dùng, doanh nghiệp tìm đến phần mềm hợp pháp, chí ít là các phần mềm an ninh.

Trên khắp thế giới, các tổ chức sử dụng phần mềm để cải thiện cách thức làm ăn, nâng cao lợi nhuận, tiếp cận thị trường mới và tranh thủ lợi thế cạnh tranh. Tuy vậy, những nỗ lực này bị cản trở bởi việc sử dụng tràn lan phần mềm không bản quyền và kéo theo các nguy cơ an ninh nghiêm trọng.

Làm gì để giảm thiệt hại?

Bà Victoria Espinel, Chủ tịch kiêm TGĐ BSA Liên minh Phần mềm phát biểu: “Các tổ chức trên toàn thế giới chưa tranh thủ được những lợi ích kinh tế và an ninh mà các phần mềm được quản lý tốt đem lại. Doanh nghiệp cần có các chương trình quản lý tài sản phần mềm (SAM) để đánh giá các phần mềm hiện có trên mạng, từ đó sẽ giảm được rủi ro từ các cuộc tấn công mạng nguy hiểm cũng như góp phần nâng cao thu nhập”.

Tỉ lệ sử dụng phần mềm không bản quyền dù có giảm nhẹ nhưng vẫn rất phổ biến. Phần mềm không bản quyền vẫn được sử dụng trên toàn cầu với tỉ lệ đáng báo động, chiếm tới 37% tổng số phần mềm được cài đặt trên máy vi tính cá nhân, và tính từ năm 2016 chỉ giảm 2%.

anh 3 4

Ông Phạm Cao Thái, Chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 

Theo các CIO thông báo, sử dụng phần mềm không bản quyền đang ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro và có chi phí cao. Mã độc từ phần mềm không bản quyền gây thiệt hại cho doanh nghiệp trên toàn thế giới gần 359 tỉ $ mỗi năm. Các CIO cho biết việc tránh bị hack dữ liệu và các nguy cơ an ninh khác từ mã độc là lý do số một để bảo đảm cho mạng vi tính của doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn phần mềm có giấy phép.

Tăng cường tuân thủ bản quyền phần mềm hiện là một yếu tố thúc đẩy kinh tế, ngoài vấn đề an ninh. Khi doanh nghiệp có các biện pháp thực tế tăng cường quản lý phần mềm thì có thể nâng cao lợi nhuận được tới 11%.

Các tổ chức có thể có các bước đi có ý nghĩa ngay từ bây giờ để tăng cường quản lý phần mềm. Nghiên cứu cho thấy các tổ chức có thể tiết kiệm được tới 30% chi phí cho phần mềm mỗi năm nếu triển khai chương trình SAM và tối ưu hóa giấy phép phần mềm hiệu quả.

Thông qua phân tích sâu, điều tra cho thấy, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp mạnh, như các chương trình SAM, để cải thiện phương thức quản lý phần mềm, từ đó nâng cao lợi nhuận, giảm rủi ro an ninh, gia tăng cơ hội.

Video: Cây ATM và trạm xăng tê liệt vì mã độc WannaCry 

Việt Vũ
Bình luận
vtcnews.vn