Kinh hoàng những đợt nắng nóng kỷ lục chết gần trăm nghìn người trong lịch sử

Sức khỏeThứ Ba, 06/06/2017 14:49:00 +07:00

Những ngày qua, thời tiết được ghi lại ở Hà Nội đạt mốc nóng nhất trong vòng 40 năm trở lại đây; tuy nhiên, nếu nhìn về quá khứ, có rất nhiều những đợt nắng nóng kinh hoàng tại nhiều thành phố trên thế giới, với số lượng người chết lên đến gần trăm nghìn người.

Dưới đây là những đợt nắng nóng khủng khiếp nhất trong lịch sử, diễn ra tại các thành phố lớn trên thế giới với con số thiệt mạng lên đến gần trăm nghìn người.

New York, 1936

nang-nong-ky-luc-o-new-york

  Tháng 7/1936, nhiệt độ New York đạt mức cao kỷ lục. Tại các khu nhà ổ chuột phía Đông của New York, người dân đã đào những bể bơi tạm thời rồi dùng nước từ vòi cứu hỏa dẫn vào bể để cho trẻ con có chỗ vùng vẫy, giải nhiệt.  

Đợt nắng nóng trên diện rộng kéo dài 10 ngày tại Mỹ khiến 997 người tử vong. Một số khu vực nhiệt độ lên tới 49 độ C. Ruộng đồng, mùa màng bị tàn phá nghiêm trọng do quá nóng và thiếu độ ẩm. Chỉ riêng thành phố New York, 76 người thiệt mạng trong đợt nắng nóng lịch sử này. Tổng cộng số nạn nhân thiệt mạng của đợt nắng nóng này khoảng 5.000 người.

Anh, 1976

nang-nong-o-anh

Năm 1976, Anh ghi nhận một trong những ngày nắng nóng nhất trong thế kỷ 20 khi nhiệt độ vượt 32 độ C và liên tục đạt mức 35 độ C trong 5 ngày. 

Mưa không xuất hiện tại nhiều vùng cùng nhiệt độ thường xuyên ở trên mức 35 độ C đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân. Ở miền nam, tình trạng cháy rừng và khô hạn diễn ra trên diện rộng. Do thiếu nước nghiêm trọng, hạn hán đẩy giá thực phẩm tăng thêm 12%.

Chicago, 1995

nang nong o chicago 3

2 người đàn ông nhảy xuống hồ để tránh cái nắng khủng khiếp ở Chicago vào năm 1995. 

Chỉ trong 5 ngày của đợt nắng nóng tồi tệ nhất lịch sử, tại Chicago, Mỹ đã có tới 750 người thiệt mạng, hơn 3.000 người phải nhập viện. Chicago là khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất cùng với St. Louis (bang Missouri) và Milwaukee (bang Wisconsin).

Châu Âu, 2003

nhieu-nuoc-chau-au-bao-dong-vi-nang-nong-bat-thuong-0 4

Mùa hè năm 2003 là đợt nóng kỷ lục ở châu Âu kể từ năm 1540. Nắng nóng trên diện rộng cướp sinh mạng của 70.000 người, nhiều nhất là ở Pháp (14.802 người chết). Nhiệt độ ở miền bắc nước Pháp nóng kinh hoàng trong vòng 7 ngày, ở khoảng 40 độ C.

Nắng nóng cực đoan gây hạn hán kéo dài, mất mùa ở nam châu Âu. Tại Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italia, cháy rừng diễn ra trên diễn rộng cùng hiện tượng tan băng gây lũ quét nghiêm trọng trên dãy Alps. 

Bắc Mỹ, 2006

nang nong o bac my 5

Trận nắng nóng kỳ lục với nền nhiệt độ lên 47 độ C, đỉnh điểm ở Nam Dakota - 54 độ C làm hơn 220 người chết. 

Trung Quốc, 2007

nang nong o trung quoc 6

Người dân Trung Quốc trải chiếu ngủ giữa đường trong đợt nắng nóng rộng khắp châu Á năm 2007. 

Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Nga, Nhật Bản và Trung Quốc là các quốc gia chịu ảnh hưởng khi nắng nóng kéo dài từ tháng 5 kéo dài tới tháng 9. Thị trấn Datia, Madhya Pradesh, Ấn Độ báo cáo mức nhiệt lên tới 4 độ C. Tại Nhật Bản, ít nhất 900 người tử vong vì chứng tăng thân nhiệt và sốc nhiệt.

Australia, 2009

nang nong o australia 7

Nắng nóng 43 độ C liền trong vòng 3 ngày tại miền Đông Nam Australia khiến điều hòa chạy liên tục, mạng lưới điện quá tải, gây mất điện và cháy rừng đầu năm 2009. 

Nhiệt độ cao nhất ở Hopetoun, Victoria là 49 độ C, Melbourne 46 độ C. Tồi tệ hơn là sự việc diễn ra vào ngày thứ 7 đen tối, rừng ở Victoria cháy lan rộng khiến 173 người tử vong. 10 tháng sau đó, tức tháng 11/2009, đợt nắng nóng thứ 2 lại xảy ra cùng khu vực này.

Nga, 2010

nang nong o nga 8

 Vào năm 2010, là một đất nước khí hậu ôn đới nhưng Nga đã phải hứng chịu đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong lịch sử 1000 năm khi nhiệt độ vượt ngưỡng 40 độ C. Khoảng 56.000 người Nga đã thiệt mạng khi nhiệt độ tăng cao.

Ở một số nơi, mức nhiệt lên tới 44 độ C như Yashkul, Belogorsk. Nhiệt độ trung bình tại các nơi khác là từ 39 tới 41 độ C, nhiệt độ cao nhất được ghi nhận là 53,5 độ C. Nắng nóng đã gây ra hơn 50 vụ cháy trong một tháng qua làm thiệt hại hơn 86.000 ha rừng ở nước này.

Australia, 2010

nang nong o australia 9

Được mệnh danh là Mùa hè giận dữ, mùa hè kéo dài từ cuối năm 2012 tới đầu 2013 tại Australia phá vỡ 123 kỷ lục nhiệt độ tại đất nước chuột túi.  

Đợt nắng nóng ảnh hưởng trực tiếp tới các bang Queensland, New South Wales, Victoria, Tasmania, South Australia, và tây Australia khiến Cơ quan dự báo khí tượng Australia phải bổ sung thêm thang màu tím tượng trưng cho điều kiện thời tiết cực đoan này.

Video: Người dân Pakistan đào mộ sẵn trước đợt nắng nóng kỷ lục

Cháy rừng diện rộng cũng diễn ra tại Tasmania, bang Victoria và nam New South Wales do ảnh hưởng của nhiệt độ cao và khô hạn.

Châu Âu, 2013

nang nong o chau au 10

Vào năm 2013, châu Âu lại tiếp tục phải hứng chịu một đợt nắng nóng mới. Một loạt quốc gia ôn đới cùng chịu cảnh này như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha khi nhiệt độ đã có lúc lên tới hơn 40 độ C, khiến gần 55.000 người chết. 

Năm 2013 được gọi là năm nóng bỏng nhất châu Âu kể từ năm 1540 khiến hơn 70.000 người thiệt mạng. Pháp là nơi hứng chịu đợt nắng nóng tồi tệ nhất, khi nhiệt độ lên tới hơn 40 độ C, cao nhất vào mùa hè ở đất nước ôn đới này. Gần 15.000 người chết vì nóng bức.

Ấn Độ, 2015

nang nong o an do 11

Những ngày cuối tháng 5/2015, người dân Ấn Độ đang điêu đứng chống chọi với cái nắng gần 50 độ C ở nhiều thành phố. Đợt nắng nóng này đã khiến hơn 1.400 người thiệt mạng và nhiều người phải nhập viện. 

Tháng 4 và tháng 5/2015, Ấn Độ chìm trong nắng nóng nghiêm trọng. Mức nhiệt ban ngày cao nhất chạm mốc 47 độ. Một tháng sau, thủ đô Karachi của nước láng giềng Pakistan hứng chịu hai ngày nóng đỉnh điểm khiến hơn 2.000 người chết.

Quỳnh Chi (Tổng hợp)
Chuyên đề: Nắng nóng 2018
Bình luận
vtcnews.vn