Kinh hoàng mụn khổng lồ trên mặt bà mẹ 35 tuổi báo hiệu bệnh nguy hiểm

Đời sốngThứ Sáu, 13/10/2017 13:00:00 +07:00

Bà mẹ Kari Cummins, 35 tuổi đã để lại một lỗ thủng khá lớn ở cằm của mình sau khi phớt lờ thông tin, chiếc mụn đầu đen khổng lồ đó là dấu hiệu của ung thư da nguy hiểm và cố tình nặn nó.

Sau khi được kiểm tra bởi bác sĩ da liễu, cô được kết luận đã mắc bệnh ung thư tế bào vảy, một loại ung thư có thể lan ra tới các cơ quan nếu không được điều trị sớm.

Bà mẹ Cummins cho biết: “Từ trước đến nay, tôi luôn có làn da rạng rỡ nên việc có 1 chiếc mụn đầu đen trên cằm với tôi khá là bất thường. Ban đầu, tôi cứ nghĩ chiếc mụn bình thường như mọi người vẫn có. Nhưng hóa ra đó lại là dấu hiệu của ung thư tế bào vảy”.

Được biết, bà mẹ này có thói quen sử dụng giường tắm nắng khi còn trẻ ở các nơi nghỉ dưỡng. Thậm chí, cô còn dùng nhiều thời gian phơi nắng và để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Sau đó, các bác sĩ phải mất 35 vết khâu để đóng lỗ hổng đó trên cằm và chắc chắn nó sẽ để lại một vết sẹo rất đáng chú ý trên khuôn mặt.

Ung thư tế bào vảy- tên khoa học Squamous cell carcinoma- là một loại ung thư khởi phát từ các tế bào lớp biểu bì của da và niêm mạc. Ung thư tế bào vảy chiếm khoảng 20% bệnh nhân trong các bệnh ung thư da và đứng thứ hai trong số các loại ung thư da thường gặp, chỉ sau ung thư tế bào đáy. Ung thư tế bào vảy nguy hiểm là do bệnh có thể xâm lấn và di căn sang các bộ phận khác của cơ thể nếu không được điều trị sớm.

Mặc dù bệnh hay gặp ở vùng da tiếp xúc ánh nắng mặt trời, nhưng cũng có khi ung thư tế bào vảy phát triển ở cả trong miệng, hậu môn, trên cả bộ phận sinh dục. Dấu hiệu của bệnh có thể khác nhau, nhưng các hình thức phổ biến nhất bao gồm: xuất hiện mảng đỏ hoặc lớp vỏ có vảy trên 1 vết thương trên mặt, dưới môi, cổ, cánh tay…; thay đổi sắc tố da, da mất tính đàn hồi và xuất hiện nếp nhăn.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh

Thường xuyên để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, hoặc nằm phơi nắng dưới những chiếc giường bọc da.

Làn da trắng, mỏng, dễ bị tàn nhan, cháy nắng và có nguy cơ phát triển ung thư da cao hơn. Da người gốc Bắc Âu đặc biệt có nguy cơ. Queensland, Australia, có tỷ lệ ung thư da cao nhất thế giới bởi vì hầu hết các cư dân có làn da nhạy cảm.

Ung thư tế bào vảy xảy ra nhiều ở người lớn tuổi, trung bình là 66 tuổi. Tuy nhiên, căn bệnh đang xuất hiện với tần số ngày càng tăng ở những người trẻ hơn.

Đàn ông được biết có nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy hơn so với phụ nữ, có thể là do tiếp xúc với mặt trời nhiều hơn.

Nếu đã từng mắc bệnh ung thư tế bào bảy 1 lần, khả năng cao nó sẽ quay lại 1 lần nữa.

Người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khỏe mạnh. Đặc biệt là những người bệnh bạch cầu mãn tính, ung thư khác, HIV / AIDS, những người đã trải qua cấy ghép nội tạng, người dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch…

Người hút thuốc thường xuyên làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào vảy. Ngoài ra, người bị viêm da hoặc có vết thương hở cũng có nguy cơ cao hơn một chút phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy.

Video: Nổi da gà xem cảnh nặn mụn đầu đen trên mũi

Phòng tránh bệnh như thế nào cho đúng?

Ung thư tế bào vảy thường phát triển chậm nên rất khó khăn để phát triển.  Bệnh cũng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác.

Theo các chuyên gia, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, chúng ta nên làm theo một số lời khuyên sau.

Tránh ánh sáng Mặt Trời: Nên bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra đường. Mặc quần áo chống nắng, mũ vành rộng  đầy đủ. Hạn chế ra đường vào thời điểm 12-16 giờ.

Nếu có các tổn thương da mạn tính như loét mạn tính, viêm da do quang tuyến, vảy nến…thì cần điều trị tích cực từ sớm.

Thường xuyên tới bác sĩ thăm khám để chuẩn đoán và điều trị sớm tổn thương tiền ung thư.

Tiêm vaccin phòng nhiễm HPV càng sớm càng tốt.

Bổ sung cơ thể vitamin D, E, C, ăn nhiều trái cây và rau xanh để tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch cơ thể.

Cô Tấm
Bình luận
vtcnews.vn