Kinh hãi cảnh đàn hổ mang chúa lúc nhúc bám trên thân cây

Khám pháThứ Hai, 22/11/2021 15:28:28 +07:00
(VTC News) -

Ba con hổ mang chúa quấn mình trên thân cây suốt 15 phút sau khi được thả về tự nhiên, tạo ra cảnh tượng khiến nhiều người kinh hãi.

"Tôi đã bắt hàng trăm con rắn trong 20 năm qua nhưng chưa từng chứng kiến cảnh tượng nào kỳ quái như vậy", thợ bắt rắn Nilesh Wankhede nói về khoảnh khắc anh chứng kiến tại khu bảo tồn Melghat Tiger, bang Maharashtra, Ấn Độ.

Wankhede trước đó tìm thấy 3 con rắn này ở văn phòng kiểm lâm, chuồng bò và một túp lều trong ngôi làng ở bang Maharashtra. 

Anh và các cộng sự sau đó thả lũ rắn về tự nhiên. 

Kinh hãi cảnh đàn hổ mang chúa lúc nhúc bám trên thân cây

Wankhede cho biết anh rất bất ngờ khi lũ hổ mang chúa không tìm nơi ẩn náu mà leo lên thân cây, cố thủ ở đó suốt 15 phút.

Hổ mang chúa loài rắn thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới, trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7m.

Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù, loài rắn này thường không chủ động tấn công con người.

Nọc độc của rắn hổ mang chúa khi vào cơ thể, sẽ tấn công thẳng tới hệ thần kinh trung ương, gây mờ mắt, đau nhức, buồn ngủ, chóng mặt và tê liệt thần kinh. Theo các chuyên gia, rắn hổ mang chúa có khả năng giết chết nạn nhân, thông qua một vết cắn có chứa từ 200 – 500mg nọc độc.

Rắn hổ mang chúa có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Loài rắn này tiết ra chất độc được chứa trong 1 túi cơ của tuyến nọc nằm ở vòm họng. Túi cơ này sẽ co bóp đưa nọc độc đến răng nanh khi chúng tấn công con mồi.

Với nọc độc kinh hoàng, đủ giết vài chục người, rắn hổ mang chúa được mệnh danh là "chúa của các loài bò sát".

Diệu Hoa(Nguồn: Daily Mail)
Bình luận
vtcnews.vn