Kịch bản không chiến Mỹ - Trung ở Trường Sa ra sao?

Thế giớiThứ Hai, 18/05/2015 03:38:00 +07:00

Truyền thông Trung Quốc đưa ra kịch bản đối đầu với Mỹ ở Trường Sa, đặc biệt khi máy bay ném bom chiến lược B-1 của Mỹ tham chiến.

(VTC News) – Truyền thông Trung Quốc đưa ra kịch bản đối đầu với Mỹ ở Trường Sa, đặc biệt khi máy bay ném bom chiến lược B-1 của Mỹ tham chiến.

Tin về việc Mỹ đưa máy bay ném bom chiến lược B-1 đến Biển Đông xuất phát từ Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA hôm 15/5 vừa qua.
Máy bay ném bom chiến lược B-1 của không quân Mỹ 
Tuy nhiên, Thủ tướng Australia Tony Abbot – quốc gia được cho là nơi B-1 sẽ xuất kích để tới Biển Đông đã lên tiếng phủ nhận thông tin này. Ông Abbot nói có thể một quan chức quốc phòng nào đó của Mỹ ‘lỡ miệng’.

Nhưng truyền thông Trung Quốc tỏ ra đặc biệt quan tâm tin này. Tờ Hoàn Cầu thời báo cho rằng, ‘không có lửa làm sao có khói’ với lập luận việc Mỹ bố trí máy bay ném bom B-1 ở Australia không phải điều ngẫu nhiên. 

Trước đó, tờ Sydney Morning Herald dẫn nguồn tin Lầu Năm Góc nói ngoài lực lượng lính thủy đánh bộ và bộ binh Mỹ ở Thái Bình Dương, Mỹ sẽ bố trí lực lượng không quân ở quốc gia đồng minh Australia với sự góp mặt của máy bay B-1 và máy bay trinh sát. 

Video: Sức mạnh máy bay ném bom B-1

Báo Australia nói đây là một trong những bước đi nhằm kiềm chế dã tâm xưng hùng xưng bá của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Trong khi đó, giới chuyên gia quân sự Trung Quốc được truyền thông nước này dẫn lời nói thiết kế ban đầu của B-1 chỉ để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân. 

Nhưng với sự cải tiến về sau, máy bay ném bom chiến lược này hoàn toàn có thể tham gia các cuộc dội bom giống như chiến tranh quy ước.
Máy bay B-1 khi vượt qua tốc độ âm thanh 
B-1 có khả năng mang cất cánh với trọng lượng trên máy bay tối đa là 216 tấn, ngoài khoang chứa bom cực lớn, máy bay này còn được trang bị thêm 26 quả tên lửa.  

Phiên bản B-1 sau khi nâng cấp dược cho là có thể mang theo bom thông minh chuyên công phá những mục tiêu cố định, tên lửa diệt hạm AGM-86 tầm bắn 2.500km.

Trong mắt giới quân sự Trung Quốc, B-1 là loại vũ khí tương đối đáng sợ với khả năng ném bom rải thảm, không kích quy mô lớn, độ chính xác cao. 

Ngoài ra, năm 2018 tới, khi Mỹ trang bị thêm loại tên lửa hành trình không đối hạm với khả năng tàng hình thì B-1 sẽ có sức uy hiếp cực mạnh đến lực lượng tàu mặt nước và tàu cỡ lớn của hải quân Trung Quốc.

Sức mạnh chiến thuật hạn chế?

Theo tờ Hoàn Cầu thời báo, mặc dù sở hữu tính răn đe chiến lược, nhưng máy bay B-1 của Mỹ ít nhiều chịu sự hạn chế về mặt chiến thuật. Bởi lẽ, khoảng cách từ căn cứ đặt tại Australia đến Biển Đông là khoảng 2.700 hải lý, khoảng cách tới đất liền của Trung Quốc là 4.300 hải lý. 
Máy bay cảnh báo sớm của không quân Trung Quốc 
Trong khi đó, giới quân sự Trung Quốc tin rằng cho dù được tiếp liệu trên không, máy bay B-1 chỉ có thể tầm hoạt động là nhất là 12.000 km, nghĩa là B-1 có thể bay từ căn cứ phía bắc Australia đến Trung Quốc rồi bay về, kèm thêm một khoảng thời gian tác chiến ngắn.

B-1 được cho là chỉ có thể tấn công các mục tiêu nằm ở phía nam Biển Đông, những mục tiêu khác ở xa hơn bị Trung Quốc cho là không chịu uy hiếp.

Mặt khác, B-1 với năng lực chính là ném bom hạt nhân nhưng lại chỉ trang bị bom, tên lửa thông thường sẽ không có nhiều khả năng được Mỹ sử dụng để tuần tra trên Biển Đông, theo phân tích của Hoàn Cầu thời báo.
Loại máy bay sẽ được Mỹ sử dụng ở Biển Đông, theo giới quân sự Trung Quốc nhận định sẽ là máy bay trinh sát P-8A, máy bay không người lái Global Hawk, máy bay trinh sát điện tử RC-135. 

Dường như viễn cảnh phải đối đầu với B-1 là điều rất ám ảnh với giới quân sự Trung Quốc, nên các chuyên gia được Hoàn Cầu thời báo đều cho rằng “B-1 tiêu tốn rất nhiều tiền mỗi lần xuất kích, lại thêm ‘thân phận đặc thù’ nên ít có khả năng xuất hiện ở Biển Đông”.

Mặt khác, Trung Quốc cho rằng ý nghĩa thực sự của B-1 khi được bố trí ở Australia là để phối hợp với tàu ngầm, tàu mặt nước tấn công các điểm đảo mà Bắc Kinh đang chiếm giữ, xây dựng trái phép ở Trường Sa của Việt Nam.

Trung Quốc sẽ chống lại B-1 bằng cách nào?

Không như những lần khẩu chiến hay đe nẹt với các nước khác, Hoàn Cầu thời báo lần này khi đề cập đối thủ Mỹ đều sử dụng những chuyên gia quân sự giấu tên.
Máy bay ném bom B-1 phô diễn sức mạnh 
Một trong số đó nói với báo này rằng, điều đáng sợ nhất của B-1 không nằm ở khả năng kỹ thuật của nó, mà nằm ở số vũ khí nó có thể mang theo.

Chuyên gia này nói, mặc dù B-1 không có khả năng tàng hình, song diện tích phản hồi sóng radar trên máy bay này chỉ khoảng 1m2, trong khi ở pháo đài bay B-52 là tần 100m2, nghĩa là radar rất khó phát hiện B-1.

Video: Toàn cảnh Mỹ - Trung căng thẳng vì Biển Đông
quocte/2015/05/18/Video-cng-thng-m-trung-v-bin-ng-1431937961.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" width="500" height="350">

Hơn nữa, tốc độ tối đa của B-1 là 1.2 Match (gấp 1.2 lần tốc độ âm thanh), lợi thế này cho phép B-1 dễ dàng qua mặt những nơi có khả năng phòng không yếu ở Trung Quốc. 

Nhưng nếu đối mặt những nơi có năng lực phòng không mạnh, B-1 bị cho là rất khó có thể thực hiện biên độ thao tác lớn để ném bom hoặc bắn tên lửa. 
Đường băng trên đảo Chữ Thập do Trung Quốc xây dựng trái phép 
Lợi dụng điều này, các chiến đấu cơ Trung Quốc và tên lửa phòng không sẽ có thể ‘bắt chết’ B-1.

Để đối phó tốc độ bay nhanh, trần bay đặc biệt cao của B-1, Trung Quốc sẽ dựa vào máy bay cảnh báo sớm để phối hợp chiến đấu cơ xuất kích ngăn chặn.

“Mặc dù có sức uy hiếp mạnh mẽ với các điểm đảo, tàu mặt nước, nhưng B-1 khi xuất kích cần có sự hỗ trợ tương đối lớn từ chiến đấu cơ hộ tống, gây nhiễu điện tử. Cho nên khi không có sự hỗ trợ, B-1 khó có thể xuất hiện ở Biển Đông”, tờ Hoàn Cầu thời báo kết luận.

Văn Việt Võ
Bình luận
vtcnews.vn