Tìm thấy mảnh hổ phách lưu lại cuộc giao phối của ruồi cách đây 40 triệu năm

Khoa học - Công nghệChủ Nhật, 05/04/2020 06:24:04 +07:00
(VTC News) -

Bằng chứng về cuộc giao phối cách đây 40-42 triệu năm được quan sát trong mảnh hổ phách quý hiểm.

Mảnh hổ phách chứa xác 2 con ruồi chân dài được tìm thấy ở bang Victoria, Australia. 

Trong nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Scientific, các nhà khoa học mô tả cặp ruồi này là các sinh vật lâu đời nhất được tìm thấy ở Australia sống trên siêu lục địa cổ đại Gondwana. Gondwana sau này tách ra thành châu Nam Cực, Nam Mỹ, châu Phi, Madagascar, Ấn Độ, bán đảo Arabia, Australia, New Guinea và New Zealand.

Nhựa cây hóa thạch hay còn gọi là hổ phách được tìm thấy nhiều ở Bắc bán cầu. Nó hiếm khi xuất hiện ở phía Nam. Điều này càng khiến các nhà khoa học phấn khích với phát hiện mới. 

Tìm thấy mảnh hổ phách lưu lại cuộc giao phối của ruồi cách đây 40 triệu năm - 1

Mảnh hổ phách chứa xác 2 con ruồi đang giao phối. (Ảnh: Jeffrey Stilwell)

Theo các nhà nghiên cứu, cặp ruồi này thuộc họ Ceratopogonidae. Chúng có thể đã đậu trên cây để giao phối, sau đó bị dính nhựa và mắc kẹt lại cho tới nay. 

Các nhà nghiên cứu nói rằng mảnh hổ phách này là ví dụ đầu tiên về cái gọi là "hành vi đông cứng" trong các hóa thạch được tìm thấy từ trước đến nay ở Australia. 

"Các hành vi đông cứng hiếm khi được ghi lại trong hồ sơ hóa thạch, nhưng có thể khá đa dạng, bao gồm phòng thủ, ký sinh, cho ăn, tụ họp bầy đàn...", Phó giáo sư Jeffrey Stilwell tời từ Đại học Monash, Áo cho hay.

Ông Stilwell nhấn mạnh mảnh hổ phách vừa được phát hiện là một trong những khám phá vĩ đại nhất về cổ sinh vật học ở Australia, cung cấp các hiểu biết mới về nguồn gốc và sự tiến hóa của các loài sống ở Australia ngày nay cũng như mở ra tiềm năng cho các phát hiện tương tự.

Các sinh vật bị mắc kẹt trong hổ phách cũng có thể mang tới những hiểu biết quan trọng về lịch sử tiến hóa của các loài hoặc nhóm loài khác nhau. 

Song Hy(Nguồn: Daily Mail)
Bình luận
vtcnews.vn