Khô hạn, Đà Nẵng 'cầu cứu' Trung ương đòi nước

Thời sựThứ Hai, 01/04/2013 06:52:00 +07:00

(VTC News)- Chính quyền Quảng Nam và Đà Nẵng không thể ngồi yên trong khi 1,7 triệu dân đối mặt với khô hạn nhưng thủy điện không xả nước.

(VTC News) - Chính quyền Quảng Nam và Đà Nẵng không thể ngồi yên trong khi 1,7 triệu dân đối mặt với khô hạn nhưng thủy điện không xả nước.

Sáng 31/3, trước tình trạng hạn hán đang diễn ra khốc liệt tại hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng, Tổng cục thủy lợi, Tập đoàn điện lực Việt Nam và UBND hai địa phương này đã có cuộc họp khẩn cấp. 

Đà Nẵng “quay quắt” khô hạn
Theo đó, do tình trạng hạn hán bất thường, xảy ra sớm và ngày càng gay gắt khiến hàng ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp vùng hạ du sông Thu Bồn và Vu Gia thiếu nước tưới, cận kề nguy cơ mất mùa.

 “Hiện gần 3.000ha lúa của huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đang vào mùa trổ đòng nhưng không có nước tưới đang đứng trước nguy cơ chết hạn. Để duy trì sự sống cho cây lúa chính quyền cùng người dân thành phố Đà nẵng phải ra sức nạo vét sông hồ ao bơm nước vào đồng ruộng nhưng xem ra nguy cơ mất trắng là hiện hữu”, ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó giám đốc Sở NNPTNT thành phố Đà Nẵng nói.
Các dòng sông thương nguồn khô cạn đáy khiến Đà Nẵng "quay quắt" với hạn hán 

“Quan ngại hơn là nước sông cầu Đỏ bị nhiễm mặn nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc sản xuất nước sinh hoạt cho người dân thành phố Đà Nẵng. Để có nước Trong khi đó để có nước cho người dân sinh hoạt thì nhà máy nước Cầu Đỏ  phải bơm nước từ sông Yên tại đập An Trạch cách đó 8km để sản xuất nước sinh hoạt.

 Công đoạn này đã ngốn thêm gần 5 tỷ đồng của công ty cấp nước Đà Nẵng trong năm 2012. Trong khi doanh nghiệp làm thủy điện đã lấy nước của nhà máy đáng phải có để sản xuất điện thu tiền”, ông Thắng bức xúc. 

Về vấn đề này, ông Nguyễn Trường Ảnh, Giám đốc Công ty Cấp nước Đà Nẵng lo lắng: “Đến thời điểm này có tiền cũng không dễ có nước phục vụ cho người dân bởi mực nước tại đập An Trạch ngày càng xuống.

Điều đáng nói lo ngại hơn là trạm bơm An Trạch thiết kế ra chỉ để phòng mặn nhưng bây giờ phải trưng dụng làm nguồn chính, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Đà Nẵng. Để lâu hơn nữa thì Đà Nẵng sẽ xảy ra “thảm họa” thiếu nước sinh hoạt”.

Kiến nghị Trung ương đòi nước
Trong khi đó, nhà máy thuỷ điện Đắk Mi4 vẫn phớt lờ lại phớt lờ ý kiến của Chính phủ, tiếp tục chặn tiệt dòng nước sông Đắk Mi ở thượng nguồn Vu Gia, không trả nước về dòng cũ, góp phần gia tăng sự khô hạn cho Đà Nẵng.

Ông Thắng dẫn chứng, nguyên nhân của tình trạng hạn hán là do lượng mưa trong mùa mưa năm 2012 trên lưu vực sông Vu Gia chỉ đạt 40% lượng mưa trung bình nhiều năm. Và đặc biệt là thủy điện Đắk Mi 4 (Quảng Nam) tích nước ở thượng nguồn không xả nước về lại cho hạ lưu sông Vu Gia làm dòng sông thiếu nước trầm trọng.

“Trong 40 năm qua, chưa bao giờ có chuyện vào tháng 3 mà mực nước tại trạm bơm Ái Nghĩa (Đại Lộc, Quảng Nam), một trong những nhánh sông Vu Gia cung cấp 80%  lượng nước về Đà Nẵng chỉ có 2,21 m (đo ngày 22/3).

Mặc dù Đà Nẵng đã kiến nghị, nhưng đến nay nhà máy thủy điện Đắc Mi 4 vẫn không chịu xả nước theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vào năm 2010 mặc dù mực nước trong hồ thủy điện Đắkmi 4 là 250,7 m, cao hơn mực nước chết 10,7 m và lưu lượng nước vào hồ đang nằm ở khoảng 25 đến 40m3/s”, ông Thắng nhấn mạnh. 
Ông Huỳnh Vạn Thắng sẽ kiến nghị Chính phủ yêu cầu thủy điện trả toàn bộ lưu lượng nước tự nhiên về hạ du sông Vu Gia 
Đại diện thủy điện Đắk Mi 4 đã đưa ra lí do, Quảng Nam cũng đang thiếu nước vì hạn hán, ít mưa nên nhà máy thủy điện này dành nguồn nước về sông Thu Bồn, giúp vùng Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên (Quảng Nam) chống xâm nhập mặn, phục vụ chống hạn cho mùa hè thu tới. Và nhà máy hiện chưa có văn bản chỉ đạo việc thủy điện Đăk Mi 4 phải xả về Vu Gia với lưu lượng nước bao nhiêu trong mùa khô nên không biết phải xả như thế nào.
Bức xúc với ý kiến của đại diện thủy điện Đắk Mi 4, ông Thắng nói: “Luật Tài nguyên nước quy định rõ trong trường hợp cần thiết phải ưu tiên hàng đầu cho nguồn nước phục vụ sinh hoạt thay vì sản xuất tưới tiêu.

Nếu thủy điện Đắc Mi 4 tiếp tục không trả nước theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vào năm 2010 thì Đà Nẵng sẽ kiến nghị Chính phủ bắt thủy điện này phải trả tất cả lưu lượng nước tự nhiên. Đà Nẵng đủ khả năng kiểm tra được lượng nước tự nhiên về thủy điện Đắc Mi 4 là bao nhiêu và thủy điện này xả về hạ du bao nhiêu”.
Trước phản ứng quyết liệt của ông Huỳnh Vạn Thắng, ông Đào Minh Tiến-Phó tổng giám đốc tổng công ty IDICO, chủ đầu tư thủy điện Đắc Mi 4 kiến nghị thành phố Đà Nẵng đưa ra lịch điều tiết nước trong mùa khô để thủy điện Đắc Mi4 được biết và có cơ sở xả nước trong thời gian tới.

Ông Đào Minh Tiến kiến nghị thành phố Đà Nẵng phải có lịch điều tiết nước trong mùa khô 
Trước ý kiến của các bên, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thủy Lợi đề nghị: “Đề nghị phải tận dụng tối đa nguồn nước hiện có. Chỉ xả nước tập trung ở các hồ ĐắkMi 4 và A Vương chứ không dàn trải nữa, thống nhất xả 1 đợt vừa đảm bảo nước cho sinh hoạt và nông nghiệp là từ ngày 15/5- 30/5, 39m3/s với thủy điện A Vương và 50m3/s với thủy điện ĐắkMi 4, và cả 2 địa phương cũng phải xuống giống tập trung trong thời gian này.

Nếu xả tập trung như vậy chắc chắn sẽ đáp ứng được như cầu nước của Đà Nẵng và Quảng Nam. Tuy nhiên, hai địa phương cần xem xét cân đối lại nguồn nước, thậm chí chuyển đổi cơ cấu cây trồng nếu cần. Về lâu dài, phải nghiên cứu giải pháp lớn. Tuần sau, Bộ sẽ có văn bản thông báo lịch xả nước đến các địa phương. Đây cũng là lần đầu tiên Bộ chỉ đạo việc lấy nước nên sau xả đợt 1 nếu cần, phải họp rút kinh nghiệm.”

Như vậy, việc trả nước lại cho hạ du như thế nào vẫn còn chờ các cơ quan chức năng cân nhắc. Và trong khi chờ các cơ quan phán quyết thì tình hình hạn hán và nguy cơ thiếu nước sinh hoạt của người dân Đà Nẵng đã cận kề và diễn biến phức tạp.



Bửu Lân
Bình luận
vtcnews.vn