Khi ông chủ doanh nghiệp ‘giở võ’ gom cổ phiếu

Kinh tếThứ Năm, 17/05/2018 07:37:00 +07:00

Đăng ký mua vào cổ phiếu với số lượng lớn được coi là chiêu "võ" hữu dụng mà các lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng để trấn an các cổ đông.

Trong hai ngày 15/5 và 16/5, trang web của Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT - mã VND) liên tục thông báo các giao dịch đăng ký mua vào cổ phiếu của lãnh đạo Công ty Chứng khoán này.

Cụ thể, Chủ tịch HĐQT VND bà Phạm Minh Hương đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu. Nếu mua vào thành công số cổ phiếu trên, bà Hương dự kiến nâng tổng số cổ phiếu nắm giữ lên gần 6 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 2,72%. Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 18/5/2018 đến ngày 17/6/2018.

Cùng đó, ông Trần Vũ Thạch – Giám đốc điều hành vận hành VND, cũng đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu. Trước đó, ông Thạch không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu VND nào.

Một lãnh đạo khác trước đó cũng không sở hữu cổ phiếu VND nhưng đăng ký mua là bà Vũ Nam Hương – Giám đốc tài chính VND, ông Điêu Ngọc Tuấn – Trưởng Ban kiểm toán nội bộ và . Cụ thể, bà Vũ Nam Hương đăng ký mua 150.000 cổ phiếu VND. Trong khi đó, ông Điêu Ngọc Tuấn đăng ký mua 50.000 cổ phiếu.

1

  Lãnh đạo ‘giở võ’ khi cổ phiếu giảm điểm mạnh

Ngoài ra, Kế toán trưởng Công ty, bà Nguyễn Thị Hà Ninh đã đăng ký mua 50.000 cổ phiếu. Trong trường hợp mua vào thành công, bà Ninh dự kiến nâng tổng số cổ phiếu nắm giữ lên 56.696 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,025,7%.

Động thái này được thực hiện ngay sau khi Chủ tịch HĐQT VNDIRECT – bà Phạm Minh Hương, đã phát đi giải trình về mối liên quan giữa VNDIRECT và HOMEDIRECT.

Trước đó, cổ phiếu VND của Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT – mã VND) chịu ảnh hưởng sâu bởi các tin đồn liên quan tới HOMEDIRECT. Theo đó, thông báo của Bộ Công an về quá trình triệt phá một vài đường dây tổ chức đánh bạc trực tuyến thì HOMEDIRECT có liên quan tới đường dây đánh bạc của Nguyễn Văn Dương hợp tác với Phan Sào Nam.

Thông tin này đã khiến VND giảm sàn hai phiên liên tục trong phiên 9/5 và 10/5. Trong phiên 14/5, mã này đã giảm sàn và suýt nữa 'lau' sàn trong ngày 15/5. Đóng cửa phiên 16/5, mã VND đạt 22.550 đồng/cổ phiếu, tăng nhẹ 2%. 

Động thái của bà Hương và dàn lãnh đạo VNDIRECT mua vào cổ phiếu không phải quá lạ. Trong lịch sử chứng khoán Việt Nam, nhiều lãnh đạo đã có động thái tương tự để trấn an các cổ đông.

2

 Diễn biến cổ phiếu VND trong 1 tháng qua 

Có thể kể đến như, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) mua 2 triệu cổ phiếu trong hai lần đăng ký giao dịch, qua đó nâng tổng số lượng cổ phiếu sở hữu lên hơn 21,4 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 16,5% HBC.

Ông Hải mua cổ phiếu HBC trong bối cảnh cổ phiếu doanh nghiệp này đã lao dốc khá mạnh kể từ khi đạt đỉnh 63.800 đồng/cổ phiếu trong phiên 13/10/2017, tính ra mã này đã giảm 30,4% tính đến phiên 29/12/2017 đạt 44.400 đồng/cổ phiếu.  

Trong năm 2015, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) – ông Trần Đình Long, đã đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu HPG nhằm tăng tỷ lệ sở hữu. Báo cáo từ VAFI đánh giá, giá cổ phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát liên tục đi xuống, từ vùng giá 40.000 đồng/cp (giá đã được qui đổi theo vốn điều lệ mới)  đã giảm khoảng 40% theo giá thấp nhất  25.300 đồng /cp của ngày 5/6/2015.

Video: 3 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt 2017 là ai?

Kế nữa, cũng phải kể đến ông Trịnh Văn Quyết với giao dịch mua vào 20 triệu cổ phiếu trong tuần giao dịch 21/8/2017 – 28/8/2017 đã đẩy giá cổ phiếu này tăng trần 3 phiên liên tục, qua đó đạt mức giá 9.160 đồng/cổ phiếu.

Tuy vậy, không phải việc bất cứ lãnh đạo nào đăng ký mua vào cổ phiếu cũng là tin tốt lành cho các cổ đông. Bằng chứng là, nhiều lãnh đạo không mua hết sổ phiếu cổ phiếu đăng ký trước đó, thậm chí không mua cổ phiếu nào.

Tháng 6/2017, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc (mã HKB) đã không mua cổ phiếu nào trong số 3 triệu cổ phiếu đăng ký mua. Ngoài ra, cũng phải kể đến ông Nguyễn Quang Thanh – Cựu Chủ tịch HĐQT, từng lam điều tương tự trong đợt giao dịch từ ngày 21/9/2017 – 20/10/2017.

Ngoài ra, việc lãnh đạo ‘cứu giá’ không phải lúc nào cũng giúp cổ phiếu diễn biến theo chiều hướng tích cực.

Ở trường hợp HBC và FLC, có thể thấy thị giá các mã này đều giảm điểm.

Với HBC, tính từ phiên 16/1/2018 (đạt 48.000 đồng/cổ phiếu) Chủ tịch HĐQT kết thúc việc mua vào cổ phiếu, mã này tiếp tục giảm hơn 19% tính đến phiên 16/5 đạt 38.850 đồng/cổ phiếu.

3 3

 Diễn biến cổ phiếu HBC kể từ khi lãnh đạo mua vào cổ phiếu 

Với FLC, theo giá mức điều chỉnh mã này chỉ đạt 5.580 đồng/cổ phiếu trong phiên 29/12/2017, tương đương giảm hơn 39% kể từ vùng giá đỉnh. Đóng cửa phiên giao dịch 16/5/2018, mã này chỉ đạt 5.310 đồng/cổ phiếu.

4 4

 Diễn biến cổ phiếu FLC kể từ phiên giao dịch đạt đỉnh 

Tuy nhiên, với các mã cổ phiếu tốt và uy tín với các cổ đông như HPG của Chủ tịch Trần Đình Long lại là câu chuyện khác. So với thời điểm 2015, cổ phiếu HPG đã tăng 35%. (Tính đến phiên 16/5/2018 với mức thị giá là 54.000 đồng/cổ phiếu).

5 5

  Diễn biến cổ phiếu HPG kể từ năm 2015 đến nay

(Nguồn: Nhà Đầu Tư)
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn