Khi nào không được dùng tiền mặt thanh toán?

Thời sựThứ Ba, 04/03/2014 04:49:00 +07:00

(VTC News) -Từ thng 3 ny, một số giao dịch ở Việt Nam khng được thanh ton bằng tiền mặt.

Dưới đây là 3 chính sách mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 3/2014:

Một số giao dịch không được thanh toán bằng tiền mặt

Theo Nghị định về thanh toán bằng tiền mặt có hiệu lực từ ngày 1/3/2014, các tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính. 

Các tổ chức sử dụng vốn nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

 Từ 1/3, một số giao dịch không được sử dụng tiền mặt

Nghị định cũng quy định tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán cũng như trong các giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.

Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.
Chết khi bảo vệ an ninh trật tự được xem xét công nhận liệt sĩ

Theo Nghị định số 6/2014/NĐ-CP về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thì cá nhân bị chết do trực tiếp tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự được xem xét công nhận là liệt sĩ.

 Cá nhân bị chết khi bảo vệ an ninh trật tự được xem xét công nhận là liệt sĩ

Cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự khi áp dụng biện pháp vận động quần chúng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ danh dự, tài sản của các cơ quan, tổ chức; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của cá nhân trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng.

Đồng thời, thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền thực hiện chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc bị thiệt hại trong áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 8/3/2014.

Cá nhân kinh doanh không được tự in hóa đơn

Theo Nghị định số 4/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 thì cá nhân kinh doanh không được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ.

Cá nhân kinh doanh không được tự in hóa đơnCá nhân kinh doanh không được tự in hóa đơn
Nghị định 4/2014/NĐ-CP cũng bổ sung thêm một số quy định so với quy định hiện hành. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn; doanh nghiệp có rủi ro cao về việc chấp hành pháp luật thuế, Bộ Tài chính căn cứ quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về công nghệ thông tin thực hiện biện pháp giám sát, quản lý phù hợp nhằm thực hiện đúng quy định của pháp luật về hóa đơn.

Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế thì không được sử dụng hóa đơn tự in mà phải thực hiện mua bán hóa đơn của cơ quan thuế có thời hạn 12 tháng…

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2014.

Bình luận
vtcnews.vn