Khám phá sinh vật bí ẩn có thể tái tạo hoàn hảo các bộ phận bị tổn thương

Thế giớiThứ Bảy, 03/02/2018 07:34:00 +07:00

Với "nụ cười Mona Lisa" bí ẩn, loài vật này sở hữu bộ gen lớn gấp 10 lần con người và có khả năng hồi phục các chi, vết thương cũng như nội tạng về chức năng ban đầu.

Các nhà khoa học thực hiện giải mã bộ gen của axolotl – loài lưỡng cư sống tại Mexico có nhiều đặc điểm thú vị. Với 32 tỷ cặp gen cơ sở, kích cỡ bộ gen của loài vật này lớn hơn con người gấp 10 lần và là bộ gen lớn nhất từng được sắp xếp.

Aoxlotl là một giống kỳ nhông bị xếp vào nhóm gặp nguy hiểm trong thiên nhiên hoang dã, phải nhân giống trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho mục đích nghiên cứu trong hơn 150 năm.

Nó có khả năng tái sinh các chi bị cắt rời hoàn toàn với đầy đủ xương, cơ và dây thần kinh, lành vết thương mà không để lại sẹo, thậm chí hồi phục lại một số cơ quan nội tạng bị tổn hại.

Đặc biệt, loài vật này có thể hồi phục tủy sống bị thương với chức năng như ban đầu. Đây là khả năng chưa được phát hiện tồn tại ở bất cứ loài động vật nào khác, khiến cho bộ gen của axolotl rất được quan tâm.

axolotl-3

Axolotl được nhân giống thành công trong phòng thí nghiệm, nhưng gặp nhiều nguy hiểm ngoài tự nhiên. 

Với các công nghệ hiện đại, nhiều nhà khoa học đang phân tích và giải mã bộ gen này. "Hành trình chỉ mới bắt đầu. Hoàn thành sắp xếp bộ gen sẽ mở ra kho tàng cơ hội để tìm hiểu về sự tái sinh của cơ thể. Chúng tôi cảm thấy phấn khởi hệt như lần đầu họ giải mã được bộ gen người vậy", một nhà khoa học cho biết.

Axolotl từng được xem là do một vị thần biến thành trong huyền thoại của người Aztec cổ đại ở Mexico. Người Aztec bấy giờ có thể dùng axolotl trong các bữa ăn hoặc các đơn thuốc chữa bệnh về hô hấp.

Loài vật này bị đe dọa khi môi trường sống là mạng lưới các con kênh bị ô nhiễm và tràn ngập cá nhập cư từ nơi khác. “Chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng”, nhà sinh học tại Đại học tự động hóa quốc gia Mexico cho biết.

Axolotl là loài kỳ nhông có hình dáng kì lạ, đầu dẹt và chân chìa ra như gai. Chúng sống cả đời trong trạng thái ấu trùng – giống như nòng nọc, không bao giờ di chuyển lên đất liền. Đến nay các nhà khoa học vẫn không thực sự hiểu được lý do tại sao chúng không thay đổi trạng thái khi lớn lên.

Video: "Thủy quái" trườn mình, nhe răng gớm ghiếc dọa ngư dân

Phương Anh
Bình luận
vtcnews.vn