Khám phá mới giải thích vì sao không thể chữa khỏi HIV

Sức khỏeThứ Tư, 19/04/2017 06:23:00 +07:00

Một bước mới trong việc điều trị HIV khi các nhà khoa học đã khám phá ra được rằng, tế bào HIV có thể tồn tại trong một tế bào bạch cầu khác ít được chú ý đến.

Đến bây giờ, các nghiên cứu đều tập trung vào việc điều trị HIV hay ngăn chặn các virus từ các tế bào T, một loại bạch cầu có thể coi là chìa khóa của hệ miễn dịch.

Cho tới gần đây, một nghiên cứu mới của đại học North Carolina, Mỹ cho thấy rằng, các virus này cũng có thể tồn tại trong cả trong đại thực bào, các bạch cầu lớn có trong gan, phổi, tủy xương hay cả não.

Sự đột phá trong nghiên cứu này giải thích tại sao, dù có rất nhiều tiến bộ to lớn trong việc ngăn chặn virus HIV nhưng vẫn không thể nào chữa khỏi căn bệnh này một cách thành công.

Hinh anh

Từ trước đến nay, việc điều trị HIV chỉ tập trung vào một loại bạch cầu là tế bào T (Ảnh: Getty Images) 

Tiến sĩ Jenna Honeycutt, tác giả chính của nghiên cứu này, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ thuộc Phòng truyền nhiễm đại học North Carolina nói rằng: “Kết quả này là sự biến hóa của các mô, chúng chứng mình rằng các tế bào khác, không chỉ tế bào T có thể đóng vai trò là vật chứa cho virus HIV”.

Điều này dẫn tới một thực tế rằng khi có các đại thực bào chưa HIV tồn tại, việc điều trị để loại bỏ virus HIV cần phải ngắm vào cả hai mục tiêu là các tế bào khác nhau.

Các cách điều trị HIV hiện nay cho thấy một điều rằng việc uống thuốc hằng ngày có thể khiến cho các tế bào HIV khó có thể bị phát hiện.

Có khoảng 30% trong số 1,2 triệu người nhiễm HIV tại Mỹ không thể phát hiện được các tế bào HIV.

Một người nhiễm HIV được coi là không tìm thấy tế bào HIV khi việc điều trị chỉ nhằm vào các tế bào T, ngăn chặn virus trong máu của họ đến một mức độ thấp nhất, đến mức không thể phát hiện ra được bằng phép đo.

Nếu một người “không thể phát hiện được” và vẫn tiếp tục điều trị, họ được coi là có thể không truyền các tế bào HIV sang người bạn tình của mình. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy sự lây truyền virus HIV từ những người không phát hiện được HIV.

Đến nay, với việc sử dụng thuốc antiretrovital hằng ngày, hầu như không tìm phát hiện được bất cứ tế bào HIV nào.

Nhưng theo một số thử nghiệm lâm sàng, bao gồm PRO-140 bởi CytoDyn hy vong rằng sẽ phát triển các phương pháp điều trị có thể thực hiện hàng tuần hay hai lần một tuần.

Nỗ lực này có thể được chuyển đổi nhờ vào nghiên cứu mới nhất đến từ đại học North Carolina, dựa trên nhiều năm suy đoán trong cộng đồng nghiên cứu về HIV.

Mùa xuân năm ngoái, Trường đại học North Carolina đã chứng minh rằng các đại thực bào có chưa tế bào HIV trong cơ thể, không liên quan tới tế bào T của con người. Tuy là chưa rõ các đại thực bào sẽ phản ứng thế nào với liệu pháp antiretrovital (ART).

Họ cũng không chắc chắn rằng, trên thực tế các đại thực bào có thể làm nơi chưa HIV sau khi điều trị hay nó có hỗ trợ gì cho virus hay không.

Thí nghiệm trên mẫu chuột chỉ có bạch cầu, không có tế bào T, Garcia và nhóm của ông cho thấy ART đã ức chế sự nhân lên của tế bào HIV trong mô đại thực bào. Tuy nhiên, khi việc điều trị gián đoạn, các tế bào HIV bắt đầu có sự hồi phục trở lại.

Tiến sĩ Honeycutt cho biết: “Đây là báo cáo đầu tiên chứng minh rằng các mô đại thực bào có thể bị nhiễm bệnh và nó cần sử dụng liệu pháp antiretroviral. Ngoài ra, các đại thực bào bị nhiễm bệnh vẫn tồn tại và quan trọng nhất chúng có thể tái phát, duy trì việc phơi nhiễm ngay sau khi dừng điều trị khi mà không có tế bào T".

Đến bây giờ, họ đã biết được tế bào HIV tồn tại trong đại thực bào, bước tiếp theo là xác định tại sao và làm thế nào HIV có thể tồn tại trong mô đại thực bào.

Họ cũng sẽ phải tiến hành điều tra làm sao đại thực bào bị nhiễm vẫn tiếp tục tồn tại và chúng phản ứng ra sao với các liệu pháp điều trị HIV.

Video: Giám đốc thuê người tiêm HIV vào con tình địch

Nguyên Hoàng (Nguồn: Daily Mail)
Bình luận
vtcnews.vn