Khám phá di sản 'Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt'

Văn hóa - Giải tríChủ Nhật, 25/12/2016 19:10:00 +07:00

'Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt' mới chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.

'Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt' được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 1/12 vừa qua, sau phiên họp của Ủy ban Liên Chính phủ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi Vật thể.

Hau dong-1

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt mới được công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại - Ảnh: Tùng Đinh

Hau dong-2

Một buổi lễ Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu có nhiều giai đoạn - Ảnh: Tùng Đinh

Hau dong-3

Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã được Việt Nam đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013 - Ảnh: Tùng Đinh

Hau dong-4

Ngày 28/3/2015, Việt Nam gửi hồ sơ 'Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt' tới tổ chức UNESCO đệ trình là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - Ảnh: Tùng Đinh

Hau dong-5

Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi, hình thành và phát triển mạnh - Ảnh: Tùng Đinh

Hau dong-6

Từ thế kỷ XVI, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân - Ảnh: Tùng Đinh

Hau dong-7

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo - Ảnh: Tùng Đinh

Hau dong-8

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, TPHCM, mà Nam Định được coi là trung tâm với gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu - Ảnh: Tùng Đinh

Hau dong-9

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ như một 'bảo tàng sống' lưu giữ lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa của người Việt - Ảnh: Tùng Đinh

Hau dong-10

Thực hành cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu bao gồm các lễ cúng, lên đồng, hát văn, và lễ hội, tiêu biểu là lễ hội Phủ Dầy ở tỉnh Nam Định diễn ra vào ngày 3 tháng 3 âm lịch (ngày mất của Thánh Mẫu Liễu Hạnh) - Ảnh: Tùng Đinh

Hau dong-12

Đây là Di sản văn hóa phi vật thể thứ 11 của Việt Nam được UNESCO công nhận - Ảnh: Tùng Đinh

Hau dong-13

Trước đó có nhã nhạc cung đình Huế, nghi lễ kéo co, dân ca quan họ Bắc Ninh, ca trù, Hội Gióng, hát xoan, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đờn ca tài tử Nam Bộ, dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Ảnh: Tùng Đinh

Hau dong-11

Rất nhiều người theo dõi lễ 'Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt' được tổ chức chiều 25/12 tại Phủ Tây Hồ, Hà Nội - Ảnh: Tùng Đinh

Tùng Đinh
Bình luận
vtcnews.vn