Kết thúc định mệnh vũ công điệp viên Mata Hari

Tư liệuChủ Nhật, 20/06/2010 07:00:00 +07:00

(VTC News) - Một đám đông khổng lồ muốn gặp hình tượng sex nổi tiếng. Họ kéo đến chật ních trong phòng chờ lớn và tràn cả ra đường phố.

(VTC News) - Ngày 13/2/1917, Pháp bắt giữ Mata Hari do hoạt động gián điệp. Đại úy Pierre Bouchardon, một thẩm phán quân đội người mảnh khảnh, mắt nhỏ và tròn thường xuyên có thói quen cắn mong tay nhiều lần thẩm vấn cô.

Với ông, cô đưa ra một bản báo cáo khá chân thực về lai lịch hơn là cách nói khéo ngoại lai cô cung cấp cho cử tọa. Cô thường lướt qua những sự việc ở đây và điều đó ghi cô vào lịch sử có vẻ mang một chút "đáng kính trọng" hơn là có được các cuộc hẹn hò và những chi tiết không xác thực tương tự. Cô dứt khoát phủ nhận mình là điệp viên hai mang. "Tôi vô tội", cô kiên quyết tuyên bố. "Ai đó đang chơi tôi — cơ quan phản gián Pháp, là nơi tôi phục vụ và tôi chỉ hành động theo chỉ thị".

Cô bị giam tại nhà tù Saint-Lazare trong khi chờ xét xử và Bouchardon thẩm vấn cô không dưới 17 lần trước khi đương đầu với một hội đồng xét xử nhà binh thực sự. Nhà tù không có nhà tắm nên cách duy nhất cô có thể làm sạch mình là bằng chiếc bát nhỏ đựng nước thỉnh thoảng người ta đưa vào xà lim cho cô. Bản thân nơi này hết sức dơ dáy, điều đó gây khổ sở cho Mata Hari vốn dĩ sống xa hoa. Cô bị giam biệt lập khỏi các tù nhân khác. Kể từ khi bị bắt cô không được phép viết thư cho Vadim. Cô không được phép thay quần áo sạch và chỉ được phép mỗi ngày 15 phút thể dục một mình ngoài trại giam.

Mata Hari ( Ảnh: Askmen)

Giữa những lần thẩm vấn mặt đối mặt, Mata Hari viết cho Bouchardon để quả quyết mình vô tội và phản đối chống lại những điều kiện khắt khe trong việc giam giữ cô. Trong một bức thư cô viết, "Ngài đã bắt tôi chịu đựng quá nhiều. Tôi hoàn toàn phát điên. Tôi xin ngài, hãy chấm dứt ngay chuyện này đi. Tôi là phụ nữ. Tôi không thể chịu đựng những gì vượt quá sức lực của mình".
 
Trong một thư khác, cô cầu xin, "Tôi van ngài đấy, hãy ngừng việc hành hạ tôi trong nhà tù này. Hệ thống này làm cho tôi ngày càng yếu đi và xà lim đang khiến tôi phát điên. Tôi không thực hiện bất cứ hoạt động gián điệp nào ở Pháp ...Hãy cho tôi quyền tự do tạm thời. Đừng tra tấn tôi ở đây".

Cô viết một cách vô ích

Có một người khách được phép tới thăm cô đã tới thăm Mata Hari gần như hàng ngày. Ông là luật sư của cô, Edouard Clunet. Vị luật sư 74 tuổi này trước đây từng là người tình của Mata Hari và tiếp tục dành những tình cảm ấm áp cho cô. Ông đã xử lý các vấn đề liên quan tới luật pháp cho vũ công kiêm tình nhân chuyên nghiệp trong hơn một thập niên. Tuy vậy, ông là một lựa chọn đáng thương để giải quyết vụ hoạt này. Mặc dù tài năng trí tuệ của ông vẫn sắc bén dù ở tuổi thất thập nhưng ông vẫn thiếu sự va chạm trong thực tế bào chữa trước tòa.

Việc bắt giữ Mata Hari vẫn được giữ bí mật trong vài tháng và chỉ được tuyên bố công khai trước phiên xét xử ngày 24/7/1917. Một đám đông khổng lồ muốn gặp hình tượng sex nổi tiếng. Họ kéo đến chật ních trong phòng chờ lớn và tràn cả ra đường phố.

Người tù có mái tóc sẫm màu, nước da ngăm đen, vận chiếc váy dài xanh xinh xắn và mang mũ cùng khăn đăng ten trong mờ mềm mại rủ mặt và trùm xuống vai. Bất chấp cái nóng mùa hè, cô vẫn đeo găng tay.

Trưởng công tố quận là André Mornet, một trung úy trong quân đội Pháp. Vụ này được chuyển từ Bouchardon cho ông trước khi phiên xử chính thức bắt đầu.

Điều khiển phiên xử là trung tá Albert-Ernest Somprou. Sáu "hội thẩm" của tòa án binh sẽ quyết định số phận của Mata.

Yêu cầu đầu tiên của ủy viên công tố là tổ chức phiên xử "riêng" (trong bí mật) và niêm phong hồ sơ vĩnh viễn cho an ninh quốc gia. Somprou chấp nhận đề nghị và đám đông khổng lồ bị giải tán khỏi phòng xử án.

Các thông điệp qua radio từ quân đội Đức ở Madrid tới Berlin đều bị chặn đứng, Mornet nói với hội đồng xét xử. Nơi này nhận ra Mata Hari là điệp viên H 21 thuộc trung tâm tình báo Cologne.

Năm nhân chứng được gọi tới để xác nhận những gì ủy viên công tố nói trong phiên mở màn. Dưới nguyên tắc của tòa án quân đội thời kỳ đó, Clunet không thể chất vấn các nhân chứng của bên nguyên. Thậm chí, tai hại hơn, luật sư bào chữa không thể trực tiếp hỏi các nhân chứng của mình!

Chẳng có gì bất ngờ khi toà án binh đưa ra bản án với một người bị kết tội làm gián điệp cho phía thù địch: "Hội đồng xét xử nhất trí kết án người mang tên Zelle, Marguérite, Gertrude, như đã đề cập trên đây với hình phạt tử hình”.

Mata Hari thực sự choáng váng khi nghe tuyên án. Cô sững sờ như chết đứng. Trong thời gian chờ đợi thi hành án, Mata Hari luôn hy vọng lệnh ân xá phút cuối nhưng đã thất vọng hoàn toàn. Cô tiếp tục lên cân do thức ăn có nhiều tinh bột trong tù và thiếu tập luyện. Bức ảnh cuối cùng cho thấy cô vẫn đầy sức hấp dẫn cho dù mập mạp nhưng kiệt sức, lo âu và buồn bã.

Sự kết thúc đến với Mata Hari sớm vào buổi sáng ngày 15/10/1917. Cô không được biết trước về thời gian thi hành án tử hình bởi khi Pháp có án tử hình, sẽ được coi là nhân đạo hơn nếu tử tù không biết ngày tận thế.

Đại uý Bouchardon có nhiệm vụ chỉ huy nhóm xử tử tới buồng giam của Mata Hari. Thậm chí sau khi bước chân họ giậm mạnh xuống hành lang, họ vẫn thấy điệp viên bị kết án ngủ ngon lành bởi bác sĩ đã tiêm cho cô thêm một liều an thần cô cần để ngủ được đêm trước.

Khi Mata Hari nhúc nhích và chớp mắt nhìn nhóm người bước vào. Bouchardon tuyên bố đầy kiên quyết: “Thỉnh cầu của cô đã bị bác bỏ. Giờ đền tội đã đến”.

"Không thể!" Mata Hari hét lên. "Không thể!"

Rồi Mata Hari dũng cảm đương đầu với cái chết, bước đi với đầu ngẩng cao và từ chối đề nghị bịt mắt như thông lệ. Nữ tù nhân chứng kiến 12 tay súng chĩa vào cô. Cô thổi một nụ hôn vào những kẻ sắp giết cô. Lệnh bắn được ban ra, những tay súng khai hoả và cô ngã xuống.

Không ai tới nhận thi thể cô vì thế xác cô được đưa tới một trường y để sinh viên ở đó nghiên cứu trên bàn giải phẫu.

Quả là một sự trùng hợp ngẫu nhiên kỳ lạ và u uất, con gái Mata Hari, Non, cô bé trưởng thành không có mẹ và vóc dáng giống hệt mẹ cũng chết trẻ và đột ngột. Ở tuổi 21, khi cô định tới Dutch East Indies làm giáo viên thì đã từ giã cuộc sống vì đột quỵ ngay đêm trước chuyến đi xa.

Những năm sau này, Mata Hari, vũ công biến thành gái điếm cao cấp và vừa mới trở thành điệp viên đã trở thành huyền thoại. Cô được Greta Garbo, Marlene Dietrich, Sylvia Kristel, và Jeanne Moreau miêu tả sinh động qua các bộ phim điện ảnh. Một số người còn coi cô là “nữ điệp viên vĩ đại nhất”.

An Huy (Theo trutv)

Bình luận
vtcnews.vn