Kết nối cung cầu từ nền tảng thương mại điện tử: Cơ hội cho tất cả doanh nghiệp

Kinh tếThứ Tư, 03/07/2019 11:24:00 +07:00

Đó là khẳng định của các đơn vị cung cấp giải pháp tại Hội nghị “Kết nối cung cầu và giải pháp ứng dụng thương mại điện tử - Phú Yên 2019”.

Lực cản tâm lý doanh nghiệp nhỏ

Tại Hội nghị “Kết nối cung cầu và giải pháp ứng dụng thương mại điện tử - Phú Yên 2019” do Sở Công thương tỉnh Phú Yên chủ trì tổ chức và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), Fado phối hợp thực hiện, Báo điện tử VTCNews bảo trợ truyền thông, các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm nêu những khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

Anh-ket-noi 2

Các doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Hội nghị “Kết nối cung cầu và giải pháp ứng dụng thương mại điện tử - Phú Yên 2019”.

90 doanh nghiệp xản xuất, cung ứng sản phẩm đều cho rằng việc kết nối với các đơn vị phân phối và các sàn thương mại điện tử thực sự gặp khó bởi chính tâm lý, sự thiếu tự tin vì luôn nghĩ rằng mình là doanh nghiệp nhỏ.

“Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình khởi nghiệp. Sản phẩm đảm bảo chất lượng nhưng việc tìm đầu ra không đơn giản, thậm chí nhiều lúc bế tắc vì thiếu kênh phân phối”, đại diện Công ty Quang Huy Đà Nẵng nêu.

Cũng theo đại diện công ty, mục đích tham gia hội nghị lần này chính là để công ty kết nối với nhà phân phối chuyên nghiệp, các đơn vị giải pháp, sàn thương mại điện tử nhằm giới thiệu sản phẩm đến khách hàng nước ngoài.

“Thực tế sản phẩm của chúng tôi đã xuất sang Trung Quốc, Australia nhưng tham vọng của công ty là tìm kiếm thêm thị trường các nước khác. Chúng tôi hy vọng sau hội nghị này sẽ tìm được đơn vị phân phối chuyên nghiệp, kết nối với các nhà giải pháp để hoạch định chiến lược phát triển phù hợp trong tương lai”, đại diện công ty Quang Huy hy vọng.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm cho rằng các doanh nghiệp nhỏ rất khó cạnh tranh về thương hiệu, mẫu mã sản phẩm với các doanh nghiệp lớn trong khu vực nên vấn đề sống còn là tìm kiếm, kết nối với doanh nghiệp phân phối.

Anh-ket-noi 5

Ông Nguyễn Thành Tâm, Chủ cơ sở rượu Bầu Đá Thành Tâm (Bình Định) rất hy vọng sản phẩm của cơ sở sẽ được nhiều người biết đến.

Ông Nguyễn Thành Tâm, Chủ cơ sở rượu Bầu Đá Thành Tâm (Bình Định) rất hy vọng sau hội nghị kết nối cung cầu và giải pháp ứng dụng thương mại điện tử này, sản phẩm của cơ sở sẽ được nhiều người biết đến.

“Tìm được đối tác, nhà phân phối chuyên nghiệp là hy vọng lớn của chúng tôi khi tham gia hội nghị này”, ông Tâm nói.

Theo ông Tâm, cơ sở rượu Thành Tâm thành lập đã 18 năm nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong khẳng định thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường.

“Trước đến nay chúng tôi bán sản phẩm theo lối kinh doanh truyền thống. Những lần tham dự hội chợ giới thiệu sản phẩm đều do Sở Công thương tài trợ nên phạm vi, quy mô bó hẹp ở các tỉnh lân cận và khu vực miền Trung. Tham gia hội nghị kết nối thương mại điện tử lần nay, hy vọng sản phẩm của chúng tôi sẽ vươn xa”, ông Tâm cho biết.

Thành công không quyết định bởi lớn hay nhỏ

Tại hội nghị, những thắc mắc, lo lắng của các đơn vị sản xuất, cung ứng sản phẩm được đơn vị kết nối, đại diện các sàn giao dịch thương mại điện tử giải đáp, gợi mở hướng phát triển.

Anh-ket-noi 3 4

Ông Đỗ Văn Long, đại diện IBL giải đáp thắc mắc của các đơn vị sản xuất về vấn đề tại sao nguyên liệu và sản phẩm tốt nhưng không được người dùng tin tưởng. 

Bà Lê Hằng, Giám đốc Công ty TNHH quà tặng và dịch vụ Lê Hằng (Phú Yên) cho biết, không chỉ đơn vị cung ứng, nhà sản xuất mà những đơn vị phân phối như Lê Hằng cũng rất mong muốn tìm cơ hội hợp tác khi tham gia hội nghị.

“Chúng tôi hy vọng tìm kiếm thêm đối tác, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm đặc trưng vùng miền, tại khu vực miền Trung với cả nước. Đó là sự kết nối thiết thực mà chúng tôi có thể tìm kiếm được tại hội nghị này”, bà Hằng nói.

Ông Đỗ Văn Long, đại diện IBL giải đáp thắc mắc của các đơn vị sản xuất về vấn đề tại sao nguyên liệu và sản phẩm tốt nhưng không được người dùng tin tưởng.

Theo ông Long, vấn đề truy xuất nguồn gốc là cực kỳ quan trọng khi đưa sản phẩm ra thị trường, nhất là thị trường thế giới.

“Nếu doanh nghiệp, đơn vị sản xuất áp dụng truy xuất nguồn gốc công nghệ Blockchain thì sẽ giải quyết triệt để được vấn đề này. Bởi từ nuôi trồng đến thu hoạch, sản xuất hàng hóa đều được gắn tem nên người tiêu dùng có thể biết rõ nguồn gốc, quá trình làm ra sản phẩm của doanh nghiệp”, ông Long cho biết.

Theo đại diện Fado, các đơn vị cung ứng sản phẩm có tâm lý e ngại khi đề cập đến kết nối thương mại điện tử bởi suy nghĩ đó là cái gì cao siêu, xa vời nhưng thực chất nó rất gần gũi.

“Chỉ cần chiếc điện thoại có kết nối Internet, doanh nghiệp có thể kết nối với tất cả các khách hàng trên toàn thế giới. Chúng ta làm gì để sản phẩm của mình tiếp cận được với khách hàng một cách nhanh chóng nhất, ít tốn kém nhất? Giải pháp ấy là kết nối thương mại điện tử”, ông Phạm Đạt, đại diện Fado chia sẻ.

Anh-ket-noi 4 5

Các doanh nghiệp được nhà cung cấp giải pháp, giải đáp những thắc mắc liên quan đến thương mại điện tử. 

Ứng dụng thương mại diện tử là rất thực tế. Giao dịch sản phẩm trên sàn giao giao dịch điện tử thương mại quốc tế thì sản phẩm của mình sẽ vươn ra thị trường quốc tế. Vấn đề là chúng ta phải đảm bảo chất lượng sản phẩm.

“Nền tảng của Alibaba hiện có 290 triệu doanh nghiệp mua hàng. Kết nối thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ được chính người tiêu dùng bày cho cách giới thiệu sản phẩm như thế nào, mình còn thiếu gì, yếu gì”, ông Phạm Đạt chia sẻ thêm.

XUÂN TIẾN
Bình luận
vtcnews.vn