K+ hứa không độc quyền Ngoại hạng Anh

Thể thaoThứ Ba, 26/04/2016 07:41:00 +07:00

Trong buổi họp báo hôm qua (25/4), đại diện K+ là Tổng giám đốc Lê Chí Công đã chia sẻ đôi điều về cách mà đơn vị này sẽ khai thác bản quyền Premier League

(VTC News) - Tổng giám đốc K+ Lê Chí Công đã chia sẻ về lo lắng của dư luận rằng K+ sẽ độc quyền Ngoại hạng Anh 3 mùa tới.

PV: Liên quan đến bản quyền, mới đây VTVCab đã bị ăn cắp bản quyền Champions League, K+ sẽ làm như thế nào để giữ bản quyền của mình, tránh việc bị phát sóng lậu dẫn đến kiện cáo?

Về việc chống vi phạm bản quyền, tôi khẳng định rằng K+ là một đơn vị hiếm ở Việt Nam quan tâm đến vấn đề này bởi vì bản thân công ty chúng tôi đã có một phòng để làm nhiệm vụ chống vi phạm bản quyền. Có nghĩa là, hàng ngày luôn có một đội ngũ cũng như là thuê một công ty chuyên trách việc theo dõi và trên cơ sở đó có thể cắt những tín hiệu trên các website vi phạm.

K+ rất xem trọng vấn đề bản quyền của Premier League
K+ rất xem trọng vấn đề bản quyền của Premier League
Chúng tôi ý thức được rằng việc chống vi phạm bản quyền không thể đơn độc được, chính vì thế mà chúng tôi có một số liên kết, hợp tác với một số tổ chức, đơn vị khác. Mục tiêu là để làm sao có nhiều tiếng nói, nhiều sức mạnh hơn trong việc chống vi phạm bản quyền.

Vi phạm bản quyền ở Việt Nam phát triển rất nhanh nhưng sau nhiều năm hoạt động chúng tôi cũng đến một mức có thể gọi là kiểm soát được bằng cách cắt sóng của các website sử dụng sóng của K+.

Ngoài ra còn một đặc điểm nữa liên quan đến phương tiện kỹ thuật. Ngay từ đầu K+ đã đầu tư vào hệ thống bảo mật của đầu thu cũng như là hệ thống phát sóng. Đây cũng là một thế mạnh của K+ khi Canal đi đàm phán cho K+ vì biết rằng đã có một hệ thống được đầu tư ngay từ ban đầu để làm sao giữ được bản quyền. Đây là một yếu tố quan trọng khi đàm phán với đơn vị giữ bản quyền.

- Với mức thuê bao đã giảm xuống như vậy, khán giả có phải xem nhiều quảng cáo hơn không và dịch vụ MyK+ sắp tới có thu phí hay không?

 

Vi phạm bản quyền ở Việt Nam phát triển rất nhanh nhưng sau nhiều năm hoạt động chúng tôi cũng đến một mức có thể gọi là kiểm soát được bằng cách cắt sóng của các website sử dụng sóng của K+.
Tổng giám đốc K+
 
Trước đây chúng tôi theo chiến lược Pay TV không quảng cáo nhưng lúc này thế giới đã xoay chuyển rồi. Truyền hình trả tiền trên thế giới đều có quảng cáo bởi vì đây là nguồn hỗ trợ rất tốt cho việc mua bản quyền.

Bản thân khán giả cũng phải cân đối một phần nào đó bằng việc xem một chút quảng cáo. Nhưng chắc chắn là quảng cáo trên Pay TV thì không như trên các kênh quảng bá đâu, rất ít và rất là hạn chế.

Đặc biệt, chúng tôi không bao giờ để xâm phạm vào chương trình cả mà sẽ chọn thời điểm thích hợp nhất để không gây phản cảm.

Ví dụ như ở Thái Lan người ta chuẩn bị pha gay cấn nhất và thu nhỏ màn hình lại để đưa quảng cáo nhưng với K+ thì chắc chắn không có điều đó, chỉ quảng cáo ngoài trận đấu và vào những thời điểm tránh gây phiền toái cho khán giả.

Còn về MyK+ thì hiện tại là một giá trị gia tăng dành cho tất cả các thuê bao của chúng tôi và tất cả đều được xem miễn phí. Còn những người không phải thuê bao thì đương nhiên phải trả tiền.

- Ông có thể chia sẻ cụ thể về gói bản quyền mà K+ đã mua, ví dụ như về hạ tầng phát sóng?

Như hiện nay chúng tôi vẫn làm thì có thể phân phối trên các hạ tầng khác như VTVCab, MyTV, FPT, Viettel, HanoiCab, tới đây có thể là cả TP.HCM để cho các thuê bao này có thể xem mà không cần phải lắp thêm thiết bị. Về hạ tầng internet thì miễn phí cho thuê bao K+ và thu phí với các đối tượng khác. Chắc chắn sẽ có trên internet để mọi người dễ tiếp cận hơn.
Khán giả tại Việt Nam có thể theo dõi Premier League qua nhiều hệ thống phân phối
Khán giả Việt Nam có thể theo dõi Premier League qua nhiều hệ thống phân phối 
- Vậy doanh thu từ các nhà cung cấp khác chiếm bao nhiều phần trăm so với doanh thu của K+? Với việc thuê bao khác phải trả 2 lần phí, có phải K+ không khuyến khích người dùng đăng ký qua nhà cung cấp khác không?


 
K+ mua toàn bộ 380 trận đấu/mùa của giải Ngoại hạng Anh
 
Về việc đồng phân phối và thuê bao phải trả 2 lần thì chúng tôi không có cách nào khác cả, do chọn lựa của khán giả thôi bởi vì việc phát chéo chỉ là để tránh sự hạn chế cho người xem.

Bản thân K+ bây giờ cũng có rất nhiều kênh của SCTV và VTVCab nên một thuê bao của K+ cũng có thể xem được hầu hết các kênh truyền hình và bóng đá.

Còn với thuê bao VTVCab, nếu họ muốn xem bóng đá, họ trả cả hai thì họ được xem nhiều hơn. Việc vắt chéo này là giải pháp phổ biến trên thế giới mà Singapore là nước đi đầu. Họ có 2 kênh lớn nhất, kênh nào mua thì phát chéo sang kênh kia và đương nhiên khán giả muốn xem cả 2 thì phải trả tiền cả 2.

-Mức giá chi tiết có lẽ là không công bố được nhưng liệu có giảm chút nào so với mức trần mà VNPayTV đưa ra hay không? Trong thời gian gần đây có những thuê bao đã trả tiền cả năm rồi mà đột ngột lại giảm giá xuống còn 125.000đ/tháng thì công ty có động thái nào để “an ủi” họ không?

Thời điểm giá 230.000đ/tháng không ai trả tiền thuê bao 1 năm cả, kể cả khi xuống 125.000đ thì phần lớn cũng chỉ trả 1 tháng hay 3 tháng. Về vấn đề này thì chúng tôi có chính sách phổ cập cho từng trường hợp cụ thể. Còn về mức giá trần thì xin vui mừng thông báo là chúng tôi mua với mức giá còn thấp hơn thế.

- Như vậy có phải là đối tác đã chấp nhận bán lỗ không?

Cái đó tôi cũng không biết họ có lỗ hay không vì kinh doanh không thể chỉ nói bằng con số tuyệt đối được. Bản quyền của họ là trên toàn châu Á nên mình không thể nói về bài toán tổng thể của người ta được.

Ví dụ như đài truyền hình có nhiều kênh, có một số kênh nhằm mục tiêu khác thì có thể lỗ. Mình không thể nhìn vào đó mà đánh giá người ta lỗ hay lãi được. Bài toán kinh doanh là bài toán tổng thể.

Minh Anh

Bình luận
vtcnews.vn