Huyền thoại Marlon Brando: Con đường trở thành ‘Bố già’

Văn hóa - Giải tríThứ Hai, 28/07/2014 02:30:00 +07:00

(VTC News) – Tỏa sáng từ sân khấu kịch, Marlon Brando nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng của điện ảnh Mỹ và là hình mẫu của giới trẻ xứ sở cờ hoa.

(VTC News) – Tỏa sáng từ sân khấu kịch, Marlon Brando nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng của điện ảnh Mỹ và là hình mẫu của giới trẻ xứ sở cờ hoa.

Ra đời năm 1992, xoay quanh câu chuyện về gia đình mafia gốc Ý, Bố già đứng vị trí thứ 2 trong danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ, đồng thời đạt được rất nhiều giải thưởng danh giá trong đó có giải Oscar, giải Quả cầu vàng, giải Grammy...
bố già marlon Brando
Nhuốm màu đau thương nhưng thấm đẫm chất trữ tình, nhịp điệu thong thả và sâu lắng, Bố già được tạp chí Time đánh giá là bộ phim đạt được tất cả những đỉnh cao cần có trong một bộ phim truyền hình cũng như điện ảnh.

Vai diễn linh hồn của bộ phim – trùm mafia Vito Corleone do nam diễn viên Marlon Brando đảm nhận. Xuất phát từ sân khấu kịch, Marlon Bradon được đánh giá là có khả năng diễn xuất ăn vào máu. Như ngôi sao điện ảnh nổi tiếng Stella Adler từng nhận xét: ‘Marlon Brando chưa bao giờ phải thực sự học cách diễn xuất. Ngay từ đầu, Brando đã là một diễn viên’.

Tuổi thơ dữ dội


Marlon Brando sinh ngày 3/4/1924 tại Omaha, Nebraska. Do bị ở lại lớp, Marlon bị đuổi khỏi trường phổ thông Libertyville.

Năm 16 tuổi, ông bị gửi tới Học viện Quân sự Shattuck ở Faribault, Minnesota, tại đây Marlon đã chứng tỏ được tài năng nghệ thuật và sự thích ứng với môi trường học tập mới.

bố già marlon Brando
Tuy nhiên đến năm học cuối (năm 1943), vì không tuân lệnh cấp trên trong một cuộc diễn tập, Marlon bị quản chế. Không chịu được việc bị gò bó, Marlon lẻn ra ngoài, sau đó bị bắt lại và đuổi học. Tuy nhận được sự ủng hộ từ bạn học và được chấp nhận quay lại trường, song Marlon quyết định kết thúc việc học tại đây.

Rời khỏi trường quân sự, Marlon Brando quyết định lên New York lập nghiệp cùng hai chị gái. Cảm thấy thích thú với nghề diễn, Brando tham gia khóa học diễn xuất của trường New School.

Ông được coi là một trong những sinh viên tài năng của trường khi sớm nhận được mời tham gia các vở kịch ở nhà hát mùa hè. Tuy nhiên, với cách cư xử kỳ quặc, không lâu sau đó, lại một lần nữa Marlon bị đuổi khỏi trường.


‘Gây bão’ trên sân khấu kịch


Sự nghiệp của huyền thoại Marlo Brando bắt đầu bằng việc tham gia các vở kịch ở nhà hát mùa hè tại Sayville, New York. Năm 1946, Marlo có cơ hội bước tới với sân khấu Broadway và nhanh chóng được đánh giá là diễn viên triển vọng nhất sân khấu danh tiếng này.

Đúng một năm sau đó, với vai diễn Stanley Kowalski trong Chuyến tàu mang tên dục vọng, Marlon đã thực sự trở thành ngôi sao mới của sân khấu Mỹ.
bố già marlon Brando
Marlon Brando bị nhân vật này hấp dẫn tới mức ngay khi đọc được kịch bản, ông đã lập tức lái xe tới nơi mà đạo diễn của Tennessee Williams đang nghỉ hè để xin được thử vai. Sau này, đạo diễn Williams tiết lộ, khi ông mở cửa ra và nhìn thấy Marlon Brando, ông nhận ra rằng, mình đã tìm thấy Stanley Kowalski.

Cùng với sân khấu kịch, Marlon bắt đầu làm quen với điện ảnh, bộ phim điện ảnh đầu tiên của ông là The Men (1950). Marlon đã thể hiện sự nghiêm túc và nhiệt huyết với vai diễn đầu tiên, để vào vai một thương binh, ông đã ở trong bệnh viện dành cho các cựu chiến binh 2 tháng để trải nghiệm, học hỏi.

Thành công trên ‘Chuyến tàu mang tên dục vọng’


Không chỉ sân khấu kịch, Chuyến tàu mang tên dục vọng một lần nữa đưa Marlon lên vị trí ngôi sao màn bạc khi tác phẩm này được đưa lên màn ảnh rộng năm 1951. Trong phim, Marlon Brando đóng cặp nữ diễn viên huyền thoại Vivien Leigh (nàng Scarlett O'Hara trong Cuốn theo chiều gió).

Với vai Stanley Kowalski, Marlon Brando đã khiến cả thế giới ngỡ ngàng với kỹ thuật diễn xuất mang tính chất đột phá. Diễn xuất của ông trong vai này về sau đã trở thành hình mẫu cho nghệ thuật diễn xuất của Mỹ.
bố già marlon Brando
Marlo Brando và Vivien Leigh trong Chuyến tàu mang tên dục vọng. 
Khác với lối diễn cường điệu, khoa trương của hầu hết dàn diễn viên thời điểm đó, Marlon Brando diễn rất chân thật, tự nhiên, sống động. Ông đã thể hiện xuất sắc hình ảnh một gã nghiện ngập, cộc cằn, thô lỗ nhưng đầy quyến rũ.

Lối diễn xuất của Marlon trong Chuyến tàu mang tên dục vọng được cho là đã làm thay đổi nghệ thuật diễn xuất điện ảnh trên thế giới. Những tượng đài lừng danh của Hollywood như Jack Nicholson, Robert De Niro, Al Pacino… đều thừa nhận diễn xuất của họ ảnh hưởng rất lớn từ Marlon Brando.

Với vai diễn Stanley Kowalski, lần đầu tiên Marlo Brando được đề cử Giải Oscar cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất.

10 khoảnh khắc ấn tượng của Marlon Brando trong Chuyến tàu mang tên dục vọng:
Hình mẫu của giới trẻ xứ cờ hoa

Người ta thường nói Marlon Brando trở thành sao lớn chỉ sau 5 bộ phim, bắt đầu từ Chuyến tàu mang tên dục vọng. Ba năm liên tiếp sau đó, Marlon Brando đều được đề cử mạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc với các vai diễn trong Viva Zapata! (1952), Julius Caesar (1953)On the Waterfront (1954).

Bốn lần đề cử, chỉ một lần lên bục nhận tượng vàng Oscar với phim On the Waterfront, song Marlon thực sự đã được đẩy lên tầm ngôi sao lớn của điện ảnh Mỹ.

Ngoài Oscar, ông cũng 3 lần liên tiếp giành giải BAFTA cho Nam diễn viên chính nước ngoài xuất sắc nhất trong các năm 1951 tới 1953.

bố già marlon Brando
Hình tượng nổi loạn của Marlo Brando trong The Wild One. 
Năm 1953, Marlo Brando lại tạo cơn sốt mới với hình tượng tay lái moto nổi loạn Johnny Strabler trong The Wild One, Johnny trở thành hình mẫu cho thế hệ trẻ Mỹ thập niên 50, rất nhiều ca sĩ Rock&Roll đã bắt chước phong thái và cách ăn mặc của nhân vật này, trong đó có giọng ca huyền thoại Elvis Presley.

Thập niên 50 quả thực là thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp của Marlo Brando, các vai diễn trong Guys and Dolls, The Teahouse of the August Moon, The Young LionsSayonara tiếp tục củng cố vị trí ngôi sao lớn của Brando. Riêng Sayonara đã mang tới cho nam diễn viên đề cử Oscar thứ 5 trong sự nghiệp, nhưng đáng tiếc, tượng vàng Oscar thứ 2 vẫn chưa thể tới tay ông.

Diễn xuất của Marlon Brando trong The Wild One:

Tuy vậy, bước sang thập niên 60, vị trí ngôi sao của Marlon Brando dần mờ nhạt. Ông thường làm khó các nhà sản xuất và đạo diễn bởi tính khí kỳ quặc và khó chiều trên phim trường. Người hâm mộ bắt đầu lo sợ, một ngày không xa, ngôi sao tài năng lại sẽ đột ngột vụt tắt.

(Còn nữa)

Hoàng Nhi
Bình luận
vtcnews.vn