Hướng đi nào cho chương trình truyền hình khi bị COVID-19 làm khó?

Sao ViệtThứ Hai, 02/08/2021 13:23:00 +07:00
(VTC News) -

Dịch COVID-19 bùng phát khiến nhiều chương trình truyền hình ăn khách phải tạm thời dừng ghi hình và chuyển sang sản xuất các chương trình giải trí trực tuyến.

Trong thời gian giãn cách xã hội, người dân có nhu cầu giải trí cao hơn nhiều so với thời gian trước. Tuy nhiên, các chương trình truyền hình giải trí vồn nổi tiếng ăn khách như: Nhanh như chớp, Sàn đấu ca...phải dừng phát sóng vì lý do hạn chế tập trung đông người.

Một số chương trình khác như Rap Việt, Running Man Việt mùa 2 cũng phải dừng kế hoạch ghi hình vì do đại dịch diễn biến phức tạp. Trong 6 tháng, hai chương trình giải trí về vũ đạo như Sàn đấu vũ đạoNhóm nhảy siêu Việt cũng phải hủy kế hoạch ghi hình để hạn chế tìn trạng tập trung đông người.

Thói quen giải trí mới

Đây là cơ hội tốt cho dịch vụ giải trí trực tuyến nhanh chóng lên ngôi và tở thành thói quen giải trí mới thời COVID-19. Từ một hình thức giải trí xa lạ, mới mẻ, giải trí trực tuyến nhanh chóng bắt kịp các trào lưu hot và phổ biến trên khắp các trang mạng xã hôi.

Một số hình thức giải trí trực tuyến hiện hành như livestream (phát trực tiếp), ca hát, giao lưu trực tuyến,...Nhận thấy tình hình dịch có nguy cơ kéo dài và diễn biến phức tạp, nhiều đơn vị truyền thông phải xây dựng kịch bản chuyển từ ghi hình trực tiếp tại trường quay qua làm online.

Đơn cử như chương trình Nhanh như chớp mùa 3 cũng được thực hiện tại nhà các nghệ sĩ với hình thức gọi video. Trước đây, MC và nghệ sĩ khách mời phải đến trường quay để ghi hình, mỗi tập phát sóng sẽ có 2 đội chơi đấu kháng với nhau. Bây giờ chương trình chỉ có một MC cùng với 2 khách mời. Vì lý do thiếu nhân sự nên nghệ sĩ Trường Giang phải làm một lúc nhiều vai trò như MC kèm ánh sáng và quay phim.

Hướng đi nào cho chương trình truyền hình khi bị COVID-19 làm khó? - 1

Nghệ sĩ Trường Giang tự chuẩn bị không gian, thiết bị quay trước giờ ghi hình giao lưu trực tuyến với khách mời. (Nguồn: EVA)

Nhiều nghệ sĩ trẻ khác cũng bắt đầu triển khai các sản phẩm giải trí tự quay tại nhà để đăng lên tài khoản cá nhân trên các trang mạng xã hội nhằm phục vụ nhu cầu giải trí mùa dịch cho công chúng.

Điển hình như các nghệ sĩ như Huỳnh Lập, Minh Dự, BB Trần, Ngọc Phước, Hải Triều, Quang Trung...vẫn có thể giao lưu và tiếp cận công chúng bằng các video tấu hài, các clip hậu trường vui nhộn thu hút hàng triệu người xem. Hầu hết các trang mạng xã hội được nghệ sĩ tin dùng như Facebook, Youtobe, TikTok,...

Theo lời chia sẻ của bà Tô Nam Phương - Giám đốc Truyền hình FPT thì các các chương trình phát sóng định kỳ vẫn phải đảm bảo kế hoạch. Các chương trình vừa phải tuân thủ quy định giãn cách và nội dung không thay đổi.

Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ êkip và nhà sản xuất nội dung phải liên tục họp bàn, triển khai kịch bản quay chương trình mới để phục vụ kịp thời các món ăn tinh thần mới cho khán giả.  

Trong thời gian nghỉ dịch, nhu cầu giải trí của người dân ngày càng tăng cao nên các chương trình giải trí trực tuyến phải chú trọng vào nội dung càng hấp dẫn, cuốn hút thì càng thành công. Các nhà sản xuất, đơn vị truyền thông triển khai nhiều chương trình trực tuyến nhằm phục vụ đa dạng đối tượng công chúng tiếp nhận.

Món ăn tinh thần độc lạ

Thời gian vừa qua, công chúng thích thú bởi những video về ẩm thực nổi như cồn với hàng loạt các kênh Yutobe nổi tiếng như Sức khỏe tâm sinh, Helen's recipes, Ẩm thực mẹ làm, Khói lam chiều, Cô Ba Bình Dương, Tô Tiểu Tường... cho đến giới TikToker như Phượng Vỹ, Anh nông dân, Babykopo home...

Theo thống kê của YouTube Internal Data tại Việt Nam tính đến tháng 5/2021, số lượng người xem các nội dung nấu ăn tăng hơn 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỗi video sau đăng tải nhận được hàng triệu lượt xem và tương tác.

Bên cạnh ẩm thực, thể thao điện tư cũng nhanh chóng phổ biến số lượng người chơi tăng vọt.

Ngoài ẩm thực, thể thao điện tử (eSports) cũng là một hoạt động phổ biến với lượng người chơi tăng vọt. Các chương trình thể thao như giải bóng đá lớn thuộc khuôn khổ UEFA (Super Cup và Champions League) hay vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á được phát sóng liên tục.

Hướng đi nào cho chương trình truyền hình khi bị COVID-19 làm khó? - 2

Người xem được trải nghiệm nhiều chương trình giải trí theo phong cách mới đa dạng về nội dung, phong phú về cách thức truyền tải. (Nguồn: Top Share).

Theo thống kê của Truyền hình FPT từ tháng 5 đến tháng 8/2021phát sóng khoảng 200 trận đấu thuộc các giải đấu như AFC Cup, AFC Champions League, MMA, KOK và UEFA Super Cup.

Tháng 9, Truyền hình FPT tiếp tục phát sóng hai giải đấu bóng đá là vòng loại 3 World Cup 2022 khu vực châu Á với sự góp mặt của đội tuyển quốc gia Việt Nam và mùa giải tiếp theo của UEFA Champions League.

Có nhiều giải pháp cứu cánh dịch vụ truyền hình thời dịch nhưng tối ưu nhất với đa số người xem hiện nay là chương trình trực tuyến. Thực tế cho thấy, nhiều nhà sản xuất chương trình truyền hình, đơn vị truyền thông, các nghệ sĩ trẻ vẫn nỗ lực để phục vụ khán giả một cách tốt nhất đúng theo tiêu chí “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Các món ăn tinh thần tại nhà ngày càng được sáng tạo với nội dung độc đáo, hình thức trình bày hấp dẫn, tính tương tác trực tiếp với khán giả cực cao. Không chỉ các nghệ sĩ, diễn viễn, ca sĩ mà các nền tảng nghe nhạc Zing MP3, NCT, Spotify cũng liên tục cập nhật nhạc mới, đa dạng hóa các danh sách phát để đáp ứng nhu cầu nghe nhạc tăng mạnh của khán thính giả.

BẢO HƯNG
Bình luận
vtcnews.vn
Đọc tiếp