Học giả quốc tế: Trung Quốc ngày càng ngang ngược và vô đạo

Thời sựThứ Bảy, 21/06/2014 07:30:00 +07:00

(VTC News)- Tiến sĩ Renato Cruz De Castro nhận định, Trung Quốc ngày càng ngang ngược và nếu không lắng nghe công luận, thì đây là hành vi vô đạo.

(VTC News)- Tiến sĩ Renato Cruz De Castro nhận định, Trung Quốc ngày càng ngang ngược và nếu không lắng nghe công luận, thì đây là hành vi vô đạo.

Trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế chủ đề “Sự thật lịch sử của Hoàng Sa - Trường Sa”, các chuyên gia đã đưa vấn đề Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ra xem xét.

Tại phiên thảo luận diễn ra sáng 20/6, các vấn đề xoay quanh nội dung sự thật tranh chấp ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và những tác động đối với hòa bình, an ninh khu vực dưới sự chủ tọa của PGS,TS. Trần Văn Nam, GS. Carl Thayer, TS. Nguyễn Hùng Sơn.

Hoàng Sa, Đà Nẵng, Hội thảo, Quốc tế, Trung Quốc, ngang ngược, chủ quyền
Dưới sự chủ tọa của PGS,TS. Trần Văn Nam, GS. Carl Thayer, TS. Nguyễn Hùng Sơn, nhiều vấn đề liên quan đến hành động của Trung Quốc tại biển Đông đã được đưa ra xem xét 

PGS.TS Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng cho biết: “Ngoài các vấn đề về sư thật lịch sử, Hội thảo sẽ thảo luận về thực tế tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các tác động đối với hòa bình và an ninh khu vực. Đặc biệt đối với sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và một số đảo Trường Sa năm 1988.

Và nhất là sự kiện Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng sẽ được đề cập đến”.

Hoàng Sa, Đà Nẵng, Hội thảo, Quốc tế, Trung Quốc, ngang ngược, chủ quyền
Theo Tiến sĩ Renato Cruz De Castro, Trường đại học De La Salle (Philippines), Trung Quốc ngày càng ngang ngược và vô đạo đức 

Bên cạnh 10 tham luận liên quan đến vấn đề địa chính trị về Hoàng Sa và vai trò của luật pháp quốc tế trong việc thúc đẩy hợp tác của GS. Carl Thayer; Câu chuyện về đường 9 đoạn: Quá khứ, hiện tại và tương lai của Daniel Schaeffer, ông Jerome Cohen sẽ có tham luận về “Cuộc chiến pháp lý hay cuộc chiến quân sự? Hãy để cơ chế tòa án làm dịu các tranh chấp ở châu Á”.

Đại biểu Julie Nguyễn có tham luận đáng chú ý nhan đề: “Từ lịch sử thế kỷ 20 đến địa chính trị hiện tại: Hướng tới hợp tác và cùng phát triển trong khu vực Hoàng Sa và Trường Sa vì hòa bình, an ninh khu vực và thế giới”.

Trả lời các câu hỏi của phóng viên, Tiến sĩ Renato Cruz De Castro, Trường đại học De La Salle (Philippines) nói: “Hiện tại, Trung Quốc chưa từng nói rõ, hay định nghĩa về đường 9 đoạn này là gì. Họ chỉ nói họ có bằng chứng lịch sử, nhưng đó là gì thì không ai biết. Đường 9 đoạn của họ cũng không chỉ ra vị trí, tọa độ cụ thể. Điều đó thể hiện sự phi lí, thiếu căn cứ giá trị pháp lí của đường 9 đoạn.

Hoàng Sa, Đà Nẵng, Hội thảo, Quốc tế, Trung Quốc, ngang ngược, chủ quyền
Theo Tiến sĩ Renato DeCastro, Đại học De La Salle (Philippines), Trung Quốc luôn đòi hỏi chủ quyền theo đường 9 đoạn nhưng họ chưa bao giờ định nghĩa đường 9 đoạn là thế nào.

Thời gian qua, mặc dù Trung Quốc luôn thể hiện sức mạnh của mình và ngày càng ngang ngược hơn hơn, nhưng không có nghĩa là các biện pháp mà các nước đang áp dụng, đang đưa ra là vô nghĩa. Ý kiến của công luận rất quan trọng, nó có thể yêu cầu Trung Quốc thay đổi hành vi, tôn trọng luật pháp quốc tế. Trước những áp lực của công luận nếu Trung Quốc không đáp ứng thì đây là hành vi vô đạo đức".

Liên quan đến vụ kiện của Philipines đối với Trung Quốc trong tuyên bố đường 9 đoạn, Tiến sĩ Renato DeCastro, Đại học De La Salle, Philippines nhấn mạnh: "Vụ kiện của Philipines chỉ yêu cầu Trung Quốc làm rõ đường 9 đoạn ấy là gì. Họ luôn đòi hỏi chủ quyền theo đường 9 đoạn nhưng họ chưa bao giờ định nghĩa đường 9 đoạn là thế nào. Và cũng chưa ai biết về khái niệm ấy là cái gì. Vụ kiện của Phillipines không yêu cầu Trung Quốc tham gia, nhưng Trung Quốc cần có biện pháp giải thích về quan điểm của mình.

Trước hành động Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan, các nước Đông Nam Á cần báo động với cộng đồng quốc tế. Thực tế, thời gian qua, Trung Quốc đã đi khắp nơi để công luận không nói về vấn đề của Trung Quốc”.

Hoàng Sa, Đà Nẵng, Hội thảo, Quốc tế, Trung Quốc, ngang ngược, chủ quyền
GS.Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu vấn đề biển Đông đến từ ĐH New South Wales cho rằng, Trung Quốc đang hủy hoại môi trường pháp lý của chính họ

Còn Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu vấn đề biển Đông đến từ Đại học New South Wales nhấn mạnh: Việt Nam có cơ sở lịch sử vững chắc để khẳng định chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng Sa. Từ thế kỷ 17, các chúa Nguyễn đã ra lệnh thành lập đội Hoàng Sa ra hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa để đánh cá, đo vẽ bản đồ. Không chỉ vậy, các vua triều Nguyễn tiếp tục duy trì đội Hoàng Sa.

Đến năm 1816, quần đảo Hoàng Sa đã được vua Gia Long chính thức chiếm hữu. Vua Minh Mạng tiếp tục ra lệnh cho đội Hoàng Sa khảo sát, vẽ bản đồ, xây dựng bia đá ghi nội dung Hoàng Sa là của vương quốc An Nam năm 1835. Và trong thời kỳ thuộc địa, chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động trên quần đảo Hoàng Sa khi thành lập đơn vị hành chính tại đây.

“Yêu sách của Trung Quốc cho rằng ranh giới trên đất liền chưa bao giờ được xác định và được phân định qua lịch sử, trái ngược hoàn toàn với quan điểm rằng ranh giới trên biển của Trung Quốc luôn được xác định và được phân định rõ ràng. Điều này cho thấy mâu thuẫn cơ bản, thiếu vững chắc trong lập trường về ranh giới trên đất liền và ranh giới trên biển.

Hành động đơn phương của Trung Quốc khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào đầu tháng 5/2014 vừa qua trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Văn bản nêu quan điểm chính thức của Trung Quốc về vấn đề này đã hủy hoại môi trường pháp lý của chính họ bằng cách cho rằng luật pháp quốc tế là không phù hợp”, Giáo sư Carl Thayer nói.

Hoàng Sa, Đà Nẵng, Hội thảo, Quốc tế, Trung Quốc, ngang ngược, chủ quyền
Tướng Daniel Schaeffer (bìa trái), chuyên gia của Bộ Quốc phòng Pháp, chuyên nghiên cứu về tranh chấp biển Đông trả lời phỏng vấn báo chí 

Còn Tướng Daniel Schaeffer (chuyên gia của Bộ Quốc phòng Pháp, chuyên nghiên cứu về tranh chấp biển Đông) chia sẻ, theo Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc, đường 9 đoạn của Trung Quốc là phi lý. Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động gây áp lực ở biển Đông, nhằm tìm kiếm đường 9 đoạn như một ranh giới hợp pháp về quyền của Trung Quốc ở khu vực này.

Tuy nhiên, chưa một nước nào chấp nhận việc làm của Trung Quốc. Các nước cần báo động cho công luận thế giới biết về đường 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra và tiếp tục bày tỏ quan điểm rõ ràng về đường 9 đoạn này. Các quốc gia cũng cần tiếp tục hành động, lên tiếng về hành vi của Trung Quốc.

Bửu Lân
Bình luận
vtcnews.vn