Hoa Tết đi "nghỉ mát" ở phòng lạnh để... chạy nắng

Kinh tếThứ Năm, 11/02/2010 11:36:00 +07:00

(VTC News) - Giới buôn hoa nhỏ lẻ phát khóc khi nhìn hoa héo rũ phải đổ đi hàng đống; giới kinh doanh lớn thì sắm nhà lạnh để "ướp" hoa. Chỉ khổ cho khách hàng

(VTC News) - Nhiều ngày nay, giới kinh doanh hoa luôn chau mày, “vắt óc” để tìm ra cách bảo quản tốt nhất kéo dài tuổi thọ của mỗi loại hoa. Từ cách thủ công đơn giản như cắt cuống hoa ngâm vào trong nước lạnh, đặt hoa trong phòng tắm, trùm kín hoa bằng giấy báo ẩm,… cho tới bảo quản hoa ở phòng lạnh, nhà lưới đều nhằm nỗ lực cứu vãn hoa trước tiết trời bất thường ngày Tết.

Xót xa hoa héo

Còn hai ngày nữa đến Tết Canh Dần nhưng các chợ hoa xuân vẫn thưa thớt người mua. Khách mua hoa hết sức đắn đo, chỉ sợ đem hoa về nhà, chưa kịp Tết thì đã… hết hoa.

Một nhân viên bán hoa thở dài ngao ngán: “Trời nắng thế này, hoa héo nhiều quá, người bán hàng còn đông hơn cả người mua hàng thì làm sao không xót xa cho được!”.

15h30 ngày 10/02 (tức ngày 27 ÂL) khi chúng tôi có mặt tại chợ hoa Quảng Bá (Nghi Tàm, Hà Nội)thì nơi đây chỉ lèo tèo vài khách đến thăm. Không có cảnh chen lấn, xô đẩy hay tụm năm, tụm bẩy bàn tán, trao đổi giá cả thị trường, một vài người khách chỉ lượn lờ, ngó nghiêng vài cái rồi lắc đầu quay đi. Ghé thăm bất cứ gian hàng nào ở chợ hoa Quảng Bá đều nhận được thái độ cáu gắt bởi sức ép của tình trạng ế ẩm, mất vốn đang đè nặng lên tâm trí người bán.

Những chậu hoa héo úa, những bông hoa nở bung hết cỡ, tàn tạ khiến người mua ngán ngẩm. Giá hoa Tết vì thế mà giảm xuống một cách chóng mặt. Nếu như năm ngoái, giá  của một bó hoa ly (5 cành) được “hét” lên tới hơn 400.000 nghìn đồng thì năm nay, giá của loại hoa này chỉ còn 210.000 đồng/bó, giảm gấp đôi.

“Khoảng nửa tháng trước đó, một nhánh hoa địa lan có màu sắc sặc sỡ có giá trên dưới 1 triệu đồng, thời gian này, giá hoa lan giảm xuống còn…100 nghìn đồng/cành nhưng cũng không có ai thèm nhòm ngó” – Chị Mai Lan, một chủ hàng hoa than thở.

Anh Nguyễn Văn An (47 tuổi, người Hà Tĩnh) có ý định buôn hoa kiếm thêm thu nhập về quê ăn Tết. Anh mua 100 cây hoa ly với giá 35 nghìn/cành, hí hửng sẽ kiếm được một khoản lớn từ loài hoa có sức sống bền bỉ này. Nhưng chỉ ngày hôm sau, hoa bán ế ẩm, anh An mời chào khách giá hấp dẫn: 1 nghìn đồng/ cành nhưng cũng không có khách mua. Anh An thất vọng bỏ kế hoạch kinh doanh hoa, quay ra bán hàng nước ven đường cộng trông xe phục vụ nhu cầu của người dân sắm Tết.

 Nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, hàng nghìn loài hoa sẽ cùng chung số phận như thế này

Cứ cuối giờ chiều, khuôn viên của chợ hoa Quảng Bá bày la liệt những đống hoa thải chất thành đống rác cao ngất. Nhiều người buôn hoa xót xa khi đem hoa đi đổ, coi hoa như đồ phế thải nhưng “biết làm sao được, hoa héo thìai mua?” thậm chí có người chỉ mong ai đó “xin” hoa để mà cho…

Khách hàng "lãnh đủ" vì hoa "nghỉ mát"

Trong khi các chủ buôn hoa lẻ, làm ăn manh mún ngày đêm lo lắng xem phải bảo quản hoa như thế nào khi trang thiết bị bảo quản hiện đại chưa có thì các chủ buôn lớn vẫn ung dung với phòng lạnh và nhà lưới.

Cơ sở hoa Mạnh Thắng (mé bên phải của siêu thị hoa Anh Trí – 236 Âu Cơ, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) với vốn đầu tư 12 tỷ đồng có một phòng bán hoa khang trang, rộng lớn với nhiều loại hoa khác nhau, trong đó hoa lan là chủ yếu. Những ngày nắng nóng, số lượng lớn khoảng gần một nghìn chậu bị vứt ngổn ngang phía sau bức tường chắn và bề bộn ở phía cuối của căn phòng bày bán hoa.

Những chậu hoa này do không bán hết, héo rũ nên phải “nằm dài” chờ xử lý. Có thể, chủ buôn sẽ giữ lại các cành hoa đẹp còn sót lại, cấy ghép vào các chậu hoa tươi khác hoặc phải vặt bỏ hết hoa, chỉ giữ lại gốc, rễ trả lại cho nơi cung cấp, giữ giống năm sau ươm trồng tiếp.

Nhìn những chậu hoa đă héo bị rập xuống đất một cách thê thảm, anh Nguyễn Văn Nguyện (Nam Định, ĐT: 0976xx75510), nhân viên tại đây nói: “Chỉ vài ngày nữa thôi, nếu không bán được, tất cả các cây hoa ở đây sẽ cùng chung một số phận: Đổ hết xuống dòng sông Hồng…”.

Hoa được bảo quản trong phòng lạnh tại cơ sở hoa Mạnh Thắng 

Để khắc phục tình trạng thời tiết nắng nóng, cơ sở hoa Mạnh Thắng đă sẵn sàng ba phòng máy lạnh lúc nào cũng chạy hết công suất, trong đó có hai phòng sử dụng năng lượng điện, một phòng sử dụng năng lượng mặt trời. Căn phòng lạnh được đóng kín bưng và cài then sắt bên ngoài. Người thường đi mua hoa ít người biết đó là phòng lạnh sử dụng cho hoa nhằm mục đích giữ cho hoa tươi lâu hơn.

Căn phòng chừng 10m2, tường được bao bọc bởi một lớp xốp mỏng bên trong và một lớp túi bóng bên ngoài. Phía dưới nền nhà xâm xấp một tầng nước cao chừng một đốt ngón tay. Khi vừa mở cánh cửa thì một hơi lạnh phả ra, chúng tôi đứng trong đó chừng vài phút rét run lên vì lạnh, chân tay tê buốt.

Theo kỹ sư nông nghiệpNguyễn Văn Thạch(ĐT: 0973047xxx) – người đă từng nghiên cứu về việc trồng và bảo quản hoa cho biết: “Cây nào cũng cần các đầu mút hút nước. Khi cắt rễ đi, lượng nước cung cấp hạn chế, cộng với tác động môi trường do nhiệt độ tăng cao, cây thoát hơi nước nhiều nên sẽ rất nhanh héo.

Phòng lạnh có ưu điểm là hạn chế được quá trình hút nước, tuy nhiên nhược điểm là: Hoa sau khi ra ngoài chỉ có thể thọ được 2 ngày. Thậm chí với điều kiện thời tiết như thế này, chỉ sau 20 tiếng, hoa sẽ có hiện tượng héo rũ”.
 



Theo nhân viên ở đây thì căn phòng này có nhiệt độ là 2 độ C. Tất cả các loài hoa từ hoa lan cho tới hoa ly, cành phát lộc,… đều được bọc giấy kín hoặc bọc giấy bóng cho vào trong phòng lạnh. Nhân viên Anh Công cho biết: “Chúng tôi không lo hoa héo bởi hoa được đặt trong phòng lạnh quanh năm, lúc nào cần bán  thì lấy ra và tập trung bán lượng hoa ấy ngay trong ngày”.

Tuy nhiên, cách bảo quản bằng phòng lạnh chỉ tốt cho chủ buôn thỏa mãn mục đích giữ tươi hoa trước mắt nhưng lại khổ cho người tiêu dùng khi mua phải chậu hoa đã được xử lý phòng lạnh từ trước.

Anh Thạch cũng bổ sung thêm: Tùy vào mỗi loại hoa có chế độ bảo quản bằng phòng lạnh khác nhau. Ví dụ: Hoa hồng với tán lá to, thời gian bảo quản tầm 5 – 10 ngày. Hoa cúc với những cánh hoa nhỏ, quá tŕnh quang hợp, thoát hơi nước kém, cộng thêm việc có mao mạch đặc biệt khả năng hút nước, vận chuyển nước tốt nên hoa cúc không cần thiết bỏ trong phòng lạnh.

Anh khuyến cáo: Hoa lan và hoa ly không nên bảo quản trong tủ lạnh. Hoa cũng giống như con người, nó cần hô hấp, từ phọ̀ng lạnh ra ngoài, không thích ứng với thời tiết, hoa sẽ héo ngay một cách nhanh chóng. Cách tốt nhất bảo quản hoa lan là bảo quản hoa trong nhà lưới.

Hoa được bảo quản trong nhà lưới tại siêu thị hoa Anh Trí 

Mô hình nhà lưới tại siêu thị hoa Anh Trí (236 Âu Cơ, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) có thể coi là mô hình lý tưởng để giữ độ ẩm cần thiết cho hoa lan. Nhà lưới được thiết kế với bốn mặt bao quanh được làm bằng kính kín mít. Trong đó có một mặt được gắn bên ngoài một lớp giấy đặc biệt, đục thủng lỗ và liên tục làm ẩm bằng cách xịt nước, có tác dụng giảm nhiệt độ của nhà lưới.

Phía trên là tầng mái che, che phủ ánh sáng của mặt trời, chỉ nhận về 30% ánh sáng tự nhiên điều khiển được nhiệt độ, khống chế được khả năng sâu bệnh hại. Ngoài ra, nhà lưới còn trang bị một chiếc quạt gió làm thông thoáng không khí trong vườn hoa vốn bí bách giống như một cái “hỏa lò”.

Nhiều người tiêu dùng đi mua hoa, chỉ nhìn thấy hoa tươi trước mắt nhưng đâu biết rằng chỉ một, hai ngày sau thôi, hoa sẽ “chết” một cách “bất đắc kỳ tử”. Thắc mắc điều này với quản lư của một cơ sở hoa nổi tiếng trên đường Nghi Tàm, anh T phân trần: “Kinh doanh mà, chỉ một người được lợi. Người tiêu dùng có thể uổng phí tiền khi mua phải hoa làm lạnh nhưng bù lại, chúng tôi không bị lỗ. Chúng tôi phải vì chính chúng tôi hay vì người tiêu dùng?”.

Dân buôn nhỏ lẻ cứu hoa bằng cách nào?

Việc tìm cách bảo quản cho hoa trong thời tiết như thế này là nỗi lo, sự trăn trở khôn nguôi của những người buôn hoa nhỏ lẻ. Mỗi người dân đều có một cách bảo quản khác nhau nhưng đa phần đều không xuất phát từ cơ sở khoa học nào mà phần lớn là truyền tai nhau những cách làm truyền thống, thủ công.

Chị Nguyễn Thị Hoài (Ba Vì, Hà Tây) buôn hoa được hai năm nay cho biết: “Cách làm tốt nhất của chị để giữ độ ẩm cho hoa là ban đêm cuốn hoa chặt trong đống báo ẩm, có vẩy thêm một ít nước lên hoa”. Trong khi đó, anh Kỳ, một chủ hoa khác lại phản bác lại ý kiến trên khi cho rằng: Không nên  phun nước trực tiếp lên hoa vì như thế hoa sẽ nhanh rã cánh, chỉ nên cho cuống hoa ngập sâu trong nước, để chỗ râm mát, không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào”.

Ngoài ra, cách hiệu quả mà anh hay làm đó là ngày 3 lần sáng – trưa –tối đem hoa vào đặt ở nhà tắm – nơi có độ ẩm thích hợp tạo điều kiện giúp hoa tươi lâu hơn.

Cách giữ ẩm cho hoa đă rất thô sơ, cách bảo quản hoa khi vận chuyển đường dài còn thô sơ không kém. Mỗi ngày, gia đình anh Dũng (quê ở Hải Hậu, Nam Định) đều nhận được những hợp đồng chuyển hoa đi các tỉnh lẻ. Anh cho biết: “Đối với những loại hoa vận chuyển trong ngày, anh chỉ đóng hoa vào các thùng các – tông rồi cho xe chuyển đi chứ không cần bất cứ một hình thức bảo quản nào khác”.
 


Bài, ảnh
: Tiểu Phương

Bạn có nhận xét gì về thông tin trong bài viết này hay chứng kiến cảnh bi hài vì chuyện mua hoa Tết giữa tiết trời nắng nóng hiện nay? Hãy gửi phản hồi cho chúng tôi vào ô thảo luận cuối bài viết. Trân trọng cảm ơn!

Bình luận
vtcnews.vn