HLV Miura là món quà đặc biệt cho bóng đá Việt Nam

Thể thaoThứ Hai, 06/04/2015 08:35:00 +07:00

HLV Miura thực sự là một bất ngờ đối với không chỉ người hâm mộ Việt Nam.

HLV Miura thực sự là một bất ngờ đối với không chỉ người hâm mộ Việt Nam.

"Tiki-Taka không còn là sơ đồ chiến thuật tối ưu nhất của bóng đá thế giới hiện nay nữa", HLV Miura đã khẳng định như thế khi được hỏi trong cuộc phỏng vấn trực tuyến cuối tuần qua trên Vnexpress.

Cụ thể, một người hâm mộ đã hỏi ông Miura về lối đá đã từng làm điên đảo bóng đá thế giới của Barca, CLB lừng danh xứ Catalan và đặt nó trong mối liên hệ với tầm vóc và những tố chất được cho là nổi trội của các cầu thủ Việt.

Ông Miura còn nói thêm, đại ý là ông không xây dựng lối đá tấn công cho các đội tuyển Việt Nam. Mà ông lựa chọn lối đá phản công, hoặc khi triển khai bóng, tốc độ lên bóng phải rất nhanh.
HLV Miura
HLV Miura rèn luyện cho các học trò ở U23 Việt Nam (Ảnh: Quang Minh)
Câu trả lời nói trên có thể coi là lời khẳng định sẽ không thể có lối đá ban bật nhịp nhàng, phối hợp ở cự ly ngắn ở U23 Việt Nam và đội tuyển quốc gia (ĐTQG).

Thực tế đã trả lời như vậy: U23 Việt Nam ở vòng loại U23 châu Á mới đây trên đất Mã không có bóng dáng của lối chơi này. Ngay cả khi đá với U23 Macau, chứ không chỉ với U23 Nhật Bản, các cầu thủ sử dụng đường chuyền dài và trung bình nhiều hơn các đường chuyền sệt có cự ly 5-10m.

Đây là điều mà chúng ta, có có lẽ cả VFF cũng không lường trước được. Chúng ta đã chọn một HLV Nhật Bản, nơi mà đội tuyển của họ chơi thứ bóng đá giàu chất kỹ thuật, đượm phong cách Latin. Hẳn là kỳ vọng của nhiều người là cũng muốn thấy các đội tuyển dưới quyền của ông Miura cũng chơi thứ bóng đá như thế, tiếp nối những gì mà ông Calisto đã từng xây dựng trước kia.
Clip: U19 Việt Nam phối hợp kiểu tiki-taka

Cá nhân người viết còn nhớ, khi cùng chuyến bay với đội tuyển từ Hà Nội sang Singapore sau trận bán kết Việt Nam hòa Singapore 0-0 trên sân Mỹ Đình ở bán kết lượt đi AFF Cup 2008, có rất nhiều phóng viên Singapore và Việt Nam.

Một phóng viên của tờ Strait Times đã mô tả cách chơi của đội tuyển Việt Nam là "như Arsenal", tức là phối hợp đoạn ngắn rất nhiều, di chuyển không bóng liên tục để duy trì cự ly đội hình cả khi tấn công lẫn phòng ngự.
Trợ lý Trần Công Minh
 Trợ lý Trần Công Minh
Đó không phải là lời khen xã giao. Đội tuyển của ông Calisto trước đó bị chỉ trích rất nhiều ở vòng bảng, chơi bế tắc, không phong cách cụ thể, nhưng từ vòng bán kết đã lột xác và là sự đền đáp sau bao năm đằng đẵng người hâm mộ chờ, giới chuyên môn đợi có một lối chơi phù hợp với con người – cầu thủ Việt Nam.

Và chúng ta đã vô địch AFF Cup 2008 với những trận đấu đầy cảm xúc, từ thắng bán kết lượt về trên đất Singapore, tới thắng Thái Lan ở Bangkok và cầm hòa họ ở Mỹ Đình.

Nhắc lại điều này để thấy rằng các cầu thủ Việt có thể thích ứng với một lối chơi giàu tính thẩm mĩ mà rất hiệu quả.

Những đội tuyển "hơi Đức một chút"


Ông Miura sang Việt Nam năm ngoái, hóa ra lại sự "kế thừa"chất Đức của ông là Falko Goetz, một người Đức chính cống. Sự bất ngờ này bắt nguồn từ việc ông Miura đã có 5 năm tu nghiệp ở Đức trước khi tạo dựng được những danh tiếng ban đầu khi hành nghề ở Nhật Bản.
Clip: Miura chia sẻ về cuộc sống riêng
thethao/2015/04/05/Miura-it-cuoi-it-luot-facebook-1428240670.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Phong cách Đức cổ truyền thực ra cũng chẳng phải là thứ bóng đá xa lạ, dù cho đội tuyển Đức và CLB hùng mạnh nhất ở Bundesliga là Bayern Munich đang chơi thứ bóng đá giàu kỹ thuật và đề cao quyền kiểm soát bóng. Trái lại, sự thực dụng là con đường dẫn họ tới vô vàn thành công khác nhau.

Chỉ có điều, trong các cuộc phỏng vấn cuối tuần qua, ông Miura còn nhận định một điểm nữa: Các cầu thủ Việt đá với đội bóng lớn hơn thì hay, nhưng đá với đội yếu hơn thì dở vì sợ thua.

Đây chính là tâm lý. Thay đổi được điều này thì ông Miura mới tạo ra được chất Đức thực sự cho các đội tuyển Việt Nam, thì mới mong có thành công trọn vẹn!

Nguồn: Thể thao văn hóa
Bình luận
vtcnews.vn