Hệ thống giáo dục THPT đầu tiên lấy triết lý 'Thân - Tâm - Tuệ' làm kim chỉ nam

Kinh nghiệm sốngThứ Ba, 20/04/2021 16:12:40 +07:00
(VTC News) -

Thực trạng giáo dục THPT hiện nay tập trung nhiều vào lý thuyết các môn khoa học tự nhiên, chưa chú ý đúng mức các hoạt động mang tính rèn luyện kỹ năng thực tế.

Môi trường học tập tốt hiện nay sẽ không chỉ giúp học sinh nắm vững được các kiến thức phổ thông cơ bản mà nó còn giúp các em phát triển toàn diện về thể lực, biết chia sẻ, yêu thương gia đình, chủ động xây dựng lộ trình phát triển tương lai.

Học sinh phổ thông đang “thừa kiến thức, thiếu kỹ năng”

Thực tế, giáo dục THPT hiện nay vẫn tập trung nhiều vào cung cấp lý thuyết các môn khoa học tự nhiên, xã hội ở trên lớp, nhiều nội dung không thiết thực, dễ quên. Bên cạnh đó, phương pháp dạy học còn nặng về thuyết trình, học sinh chủ yếu ngồi nghe ở lớp suốt 45 phút mà ít có cơ hội đi thực tế và rèn luyện kỹ năng, không phát huy được tính tích cực, chủ động của bản thân các em.

Đối với các hoạt động rèn luyện kỷ luật, kỹ năng giao tiếp xã hội thì chưa thật sự được chú trọng quan tâm khiến học sinh phổ thông gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp hàng ngày, thiếu tự tin khi xử lý các tình huống trong cuộc sống. Thậm chí, không ít học sinh tốt nghiệp loại giỏi thiếu các kỹ năng giao tiếp, không biết thấu hiểu và chia sẻ yêu thương.

Hệ thống giáo dục THPT đầu tiên lấy triết lý 'Thân - Tâm - Tuệ' làm kim chỉ nam - 1

Học sinh THPT chủ yếu ngồi nghe ở lớp suốt 45 phút mà ít có cơ hội trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng.

Gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, ứng xử

Nhiều phụ huynh hiện nay bày tỏ sự lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các con thiếu kỷ luật, sinh hoạt không đúng giờ giấc, không biết cách bày tỏ sự yêu thương với gia đình, bạn bè.

Thiếu kỹ năng giao tiếp, học sinh sẽ trở nên rụt rè, ngại bắt chuyện và không dám bày tỏ quan điểm, ý kiến riêng của mình. Đồng thời, nếu thiếu sự trải nghiệm về tình yêu thương, quan tâm và sẻ chia với người khác, các em sẽ dần hình thành một “bức tường” ngăn cách với mọi người, khiến họ khó hòa nhập và cảm thông.

Đứng trước cơ hội cạnh tranh nghề nghiệp vô cùng khắc nghiệt sau khi ra trường, nếu thiếu tự tin, chủ động thì các em sẽ không thể nắm bắt được cơ hội nghề nghiệp, thụ động ngồi chờ việc mà không có định hướng công việc, ngành nghề mong muốn trong tương lai.

Đặc biệt, với học sinh THPT từ 15 - 18 tuổi, ở lứa tuổi này các em có nhiều thay đổi tâm sinh lý và muốn khẳng định cái tôi của bản thân. Nếu thiếu sự định hướng, giáo dục phù hợp các em rất dễ trở nên ương bướng, thiếu kỷ luật, xa cách với cha mẹ, mất phương hướng và dễ sa ngã trước các cám dỗ.

Triết lý giáo dục “Thân - Tâm - Tuệ” làm kim chỉ nam

Triết lý giáo dục được xem là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động giáo dục, là cốt lõi giải quyết mọi vấn đề giáo dục. Nói cách khác triết lý giáo dục sẽ trả lời cho những câu hỏi: dạy cho ai? dạy như thế nào và mục đích, hình ảnh con người muốn tạo ra trong tương lai là gì? 

Theo đó, với triết lý giáo dục mới “Thân - Tâm - Tuệ” mỗi học sinh sẽ được định hướng xây dựng hình ảnh là một công dân tương lai có thói quen, kỷ luật tốt, có tâm yêu thương, trí tuệ khai phóng, chủ động xây dựng được lộ trình phát triển tương lai.

Hệ thống giáo dục THPT đầu tiên lấy triết lý 'Thân - Tâm - Tuệ' làm kim chỉ nam - 2

Triết lý giáo dục của CEO High School giúp học sinh rèn luyện toàn diện 3 phần cốt lõi của con người.

Cụ thể, "Thân" ở đây là phát triển cân đối về thể lực, thói quen và kỷ luật tốt, năng khiếu, thể thao. "Tâm" giúp các em biết chia sẻ yêu thương, tôn trọng gia đình, gần gũi bạn bè, sống có nhân văn và trách nhiệm. "Tuệ" giúp học sinh nắm chắc kiến thức THPT, định vị được bản thân, thấu hiểu quy luật tự nhiên, kinh tế và xã hội để từ đó chủ động xây dựng lộ trình phát triển tương lai.

Triết lý giáo dục “Thân - Tâm - Tuệ” được phát minh bởi ông Ngô Minh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Holding với nỗ lực đóng góp những giá trị tốt đẹp cho nền giáo dục quốc gia. Ông Ngô Minh Tuấn là người nổi tiếng trong giới doanh nhân thành đạt, ông vẫn thường được gọi là "người thầy" của hàng nghìn doanh nhân. Ông có gần 20 năm kinh nghiệm huấn luyện các Giám đốc, Chủ tịch của các thương hiệu lớn tại Việt Nam và có hàng ngàn học viên là CEO, quản lý cấp cao, cấp trung của nhiều doanh nghiệp trên cả nước.

Trở thành hệ thống giáo dục THPT đầu tiên trên toàn quốc lấy triết lý đào tạo “Thân - Tâm - Tuệ” làm kim chỉ nam, Hệ thống giáo dục CEO Việt Nam High School cam kết học sinh sẽ đạt được 7 giá trị sau tốt nghiệp THPT tại trường chính là: hoàn thành chương trình THPT, hiểu biết về con người mình, hiểu biết về làm người, nhận diện ứng xử với người xung quanh, hiểu tài chính trong cuộc sống, hiểu quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội và xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp.

CEO High School đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phủ 63 điểm trường tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đồng thời, CEO High School hướng tới trở thành Hệ thống giáo dục kiến tạo thế hệ doanh nhân tinh hoa trong tương lai được tin tưởng nhất Việt Nam.

Mọi thông tin chi tiết, các quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo TẠI ĐÂY.

Thông tin liên hệ:

Hệ thống giáo dục CEO Việt Nam High School

Trụ sở: Tầng 7 CEO Việt Nam Holding, 62/4 Khúc Thừa Dụ, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Cơ sở: 2A Nam Hồng, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Website: ceoschool.edu.vn | Email: [email protected].

Hotline: 0788776622.

 

Quỳnh Chi
Bình luận
vtcnews.vn