Hé lộ bí ẩn xung quanh máy bay tàng hình dang dở của Phát xít Đức

Thế giớiThứ Hai, 07/11/2016 15:35:00 +07:00

Adolf Hitler dường như đã mong muốn một chiếc máy bay chiến đấu tàng hình ngay từ những năm 1930 và cho phép nghiên cứu về vũ khí 'siêu khủng' này.

Truyền thông quốc tế sau nhiều năm nghiên cứu về Adolf Hitler vừa tiết lộ về một vũ khí 'siêu khủng' mà trùm phát xít suýt nữa phát triển thành công, đó là máy bay chiến đấu tàng hình. 

may-bay-tang-hinh-2

Trùm phát xít Adolf Hitler mong mỏi thứ vũ khí siêu khủng vào những năm 1930 

Theo National Interest, dự án này được Hitler giao cho 2 nhà khoa học người Đức bí ẩn, mục tiêu của máy bay là đạt được tốc độ bay nhanh hơn và tầm bắn xa hơn cùng công nghệ tàng hình duy nhất thời đó.

Walter Horten, phi công của không lực Phát xít Đức từng lập công với Hitler trong trận không chiến Anh Quốc năm 1940 cùng anh trai là Reimar Horten sau này được cho là những người được giao trọng trách nghiên cứu nâng cấp công nghệ này.

may-bay-tang-hinh-4

Anh em nhà Horten làm việc cho một dự án bí mật của Adolf Hitler 

Đây chính là nhiệm vụ tiên quyết của anh em nhà Horten và cả hai đi đến quyết định thay đổi thiết kế cánh máy bay. Phần đuôi được thiết kế lại, gọn gàng hơn và không tạo ra lực cản quá nhiều giúp máy bay đạt tốc độ cao nhanh hơn cũng như tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Việc thay đổi thiết kế của cánh máy bay không hẳn là một ý tưởng mới và từng được sử dụng từ trước đó ở các quốc gia khác. Quân đội Mỹ, trong Thế chiến II từng nghĩ tới công nghệ này và áp dụng vào chiếc XB-35 nhưng không thể đưa vào sản xuất đại trà.

Nhưng anh em nhà Horten vẫn quyết tâm theo đuổi thiết kế này đến cùng. Đến năm 1943, họ chế tạo được mẫu thử đầu tiên của tiêm kích, mang tên H.IX V1. Mẫu thử V1 có cánh dài, mỏng làm bằng ván ép để có thể giảm trọng lượng. 

may-bay-tang-hinh-1

 Phát xít Đức đi trước thời đại với máy bay tàng hình

Mẫu thử này được coi là thành công và là tiền đề để Phát xít Đức thử nghiệm tiếp mẫu V2. V2 được trang bị thêm ghế thoát hiểm và dù cho phi công cùng các thiết bị hỗ trợ hạ cánh an toàn khi máy bay phải chở thêm vật nặng.

Mẫu thử trên được sử dụng lần đầu tiên vào ngày 2/2/1945. Nó hạ cánh an toàn tại vùng núi khá hiểm trở. Nhưng mẫu V2 sau đó bị ngừng sản xuất khi lỗi dễ bắt lửa và tự động dừng khi đang trên không được phát hiện.

Erwin Ziller là tên phi công bị thương nặng sau khi chiếc V2 dừng đột ngột trên không và rơi xuống đất. Chỉ huy Goering sau đó đã tham gia vào quá trình sản xuất và thiết kế lại các mẫu thử mới cùng anh em nhà Horten, cho ra đời mẫu thử Ho 229 hay Go 229.

may-bay-tang-hinh-3

 Bản thiết kế máy bay nhanh hơn, xa hơn và tàng hình

Ngày 12/3/1945, Ho 229 được gộp vào Chương trình Tiêm kích Khẩn cấp (Jäger-Notprogramm) để tăng tốc sản xuất, Phát xít Đức coi nó là một loại vũ khí cần được sản xuất với số lượng lớn. Xưởng sản xuất mẫu thử được chuyển tới Gothaer Waggonfabrik (Gotha) ở Friedrichroda. Cũng trong tháng 3, mẫu thử thứ ba được bắt đầu chế tạo có tên gọi là Ho 229 V3.

Tuy nhiên, thiết kế vượt thời gian của Horten Ho 229 không cứu Đức quốc xã thoát khỏi việc bị đánh bại. Horten Ho 229 V3 đang lắp ráp dở dang trên dây chuyền đã bị Mỹ bắt giữ cùng toàn bộ tài liệu kỹ thuật vào tháng 9/1945.

Trong thời đại này, khái niệm 'tàng hình' hoàn toàn chưa hề xuất hiện nhưng có thể nói, anh em nhà Horten bắt đầu tiến gần hơn được tới khái niệm này khi chế tạo chiếc Ho 229 với thiết bị phá sóng radar và gần như không hề bị phát hiện trên bầu trời.

Phương Anh (Nguồn: National Interest)
Bình luận
vtcnews.vn