Hãy đứng lên vì sức khỏe của bạn

Tổng hợpThứ Hai, 15/07/2013 03:37:00 +07:00

Bạn chăm chỉ chạy bộ buổi sáng hoặc đến phòng tập đều đặn hàng ngày, tuy nhiên, thế vẫn chưa đủ...

Bạn chăm chỉ chạy bộ buổi sáng hoặc đến phòng tập đều đặn hàng ngày, tuy nhiên, thế vẫn chưa đủ. Bởi nếu làm việc ở văn phòng, ngồi lỳ nhiều giờ có thể là kẻ thù gây hại cho cơ thể của bạn.

Dán mông vào ghế
Tự bao giờ chúng ta ngày càng có xu hướng “dính chặt” lấy chiếc ghế hơn bao giờ hết: từ bàn làm việc, trên xe máy, sau tay lái, hay đơn giản trước màn hình TV. Dẫu cho điều này là không tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại, nhưng việc ngồi lì kéo dài như vậy sẽ làm tăng nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm tới tính mạng như bệnh tiểu đường, tim mạch. Thậm chí phụ nữ chính là đối tượng “dán” mông trên ghế nhiều hơn nam giới do sực chênh lệch về thể lực trong công việc cũng như rèn luyện thể thao.
Nơi làm việc nhanh chóng trở thành địa điểm lý tưởng cho tình trạng kém hoạt động liên tục trong thời gian dài: nhiều tiếng đồng hồ dính mông vào ghế, mắt dán lên màn hình vi tính. Điều này chẳng xa lạ gì với những người làm văn phòng, thậm chí thời gian ăn trưa hoặc uống café cũng không còn, thay vào đó, họ sẽ chọn cho mình 1 suất ăn nhanh để ngấu nghiến tại bàn làm việc.

 

Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi trường ĐH Bristol chỉ ra rằng nếu nghỉ giữa giờ hợp lý, hoặc tận dụng giờ nghỉ trưa cho việc tập thể dục thì năng suất làm việc của giới văn phòng sẽ đạt hiệu quả cao hơn hẳn so với những người khác. 
Không chỉ dừng lại ở đó,  TV cũng được cho là thủ phạm gây ra tình trạng ngồi lì kéo dài này. Người ta sẵn sàng bỏ ra hàng giờ chăm chú theo dõi những bộ phim truyền hình hấp dẫn hay những game show thú vị. 
Thực tế đã chứng minh nhóm nghiền ti-vi này có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm hơn những nhóm khác. Theo thống kê, trung bình, người Nam Phi dành 36 giờ đồng hồ mỗi tuần ngồi trước màn hình. Một con số không hề nhỏ. Đáng ngạc nhiên hơn khi con số này lên tới 37, thậm chí 40 giờ ở Mỹ, nhiều hơn mức trung bình tại Anh 6 giờ. Hiển nhiên, nếu bao gồm cả thời gian nơi làm việc, ngồi trước máy tính, cộng thêm thói quen lười vận động, đây rõ ràng là lời cảnh báo cao về nguy cơ tiềm tàng với sức khoẻ nếu tiếp tục tái diễn tình trạng này.
Thêm một nghiên cứu mới đây đánh giá mức độ ảnh hưởng của thói quen xấu này tới sức khoẻ của hơn 200.000 cư dân Úc ở độ tuổi trưởng thành: những người ngồi lâu hơn 11 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh dẫn tới tử vong cao hơn 40%. Đáng ngạc nhiên khi tình trạng nguy hiểm này lại không khác biệt về giới tính, độ tuổi hay chỉ số cơ thể (BMI), do đó, ảnh hưởng của việc ngồi lỳ kéo dài cũng được coi là rất lớn, nếu không tính đến các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chết người thường gặp như tuổi cao hay béo phì.
Theo một điều tra ở Anh, tập đoàn Brits ưu ái “tặng” nhân viên mỗi năm 128h làm thêm bằng cách tận dụng triệt để giờ ăn trưa của họ cho công việc. Có tới 60% trong số 1000 nhân viên được hỏi đều ăn trưa với sandwich mỗi ngày, nhưng chỉ 30% trong số này sử dụng 1 nửa thời gian trong  60 phút nghỉ trưa theo quy định để ra khỏi chiếc bàn – nơi giam cầm quen thuộc của mình.

 

Đừng trở thành “Củ khoai tây trên ghế”
Qua những kết quả của các ghiên cứu kể trên, tôi tin rằng bạn có thừa thông minh để thay đổi và lựa chọn điều tốt nhất cho sức khỏe của mình. Bởi lẽ, những điều sau đây rất đơn giản và hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn:  

Ở nơi làm việc:
- Trung bình 30 phút, bạn nên rời bàn làm việc của mình để xả hơi. 
- Đứng lên chào khi có khách tới cơ quan của bạn giao dịch.
- Đừng ngần ngại sử dụng thang bộ nếu phòng làm việc của bạn không ở tầng quá cao. Hoặc thử leo bộ vài tầng trước khi quyết định nhấn nút thang máy. 
- Cố gắng đứng dậy khi nói chuyện điện thoại hoặc phát biểu khi họp hành.
- Di chuyển đến bàn làm việc của đồng nghiệp để trao đổi thông tin thay vì gửi mail hay điện thoại. 
- Chấm dứt ngay thói quen dùng bữa trưa tại bàn. Nếu thời tiết đẹp, hãy thưởng cho mình một bữa trưa bên ngoài một mình hoặc với một vài người bạn thú vị. 
- Nếu phải tham dự một buổi thuyết trình kéo dài lê thê, thay vì ngáp ngắn ngáp dài, hãy đứng dậy ra khỏi phòng vài phút để thư giãn.  

Khi ở nhà:
- Thay vì lầm bầm bực tức vì quảng cáo quá lâu, hãy đứng dậy làm vài động tác chuyển động như nâng cao gối, vặn mình hay đơn giản là vài điệu “chỉ mình bạn mới biết".
- Tranh thủ làm việc vặt trong nhà như là quần áo, rửa bát đĩa trong thời gian nghe TV.
- Chỉ 2h hoặc ít hơn ngồi xem TV hoặc máy tính, chơi game. 
- Đứng hoặc đi loanh quanh khi nghe điện thoại hay gửi tin nhắn.
- Giao lưu với thiên nhiên nhiều hơn bằng cách dắt chó đi dạo, chơi với trẻ con hàng xóm, tự rửa xe máy thay vì vác nó ra tiệm hay làm vườn, trồng hoa, trồng rau.

Đến nơi làm việc:
- Bắt xe bus thay vì đi xe máy hoặc lái ô tô. Hãy giết thời gian bằng cách bước lên bước xuống bậc vỉa hè trong lúc đứng chờ xe tới. Như vậy là bạn đã tập thể dục cho đôi chân rồi đấy. Và, tất nhiên có nhiều cơ hội được đứng trên xe bus để nhường ghế cho em nhỏ, phụ nữ hoặc người già.
- Nếu nhà bạn chỉ cách cơ quan vài dãy nhà. Tốt nhất hãy đi bộ.
- Nếu có thể, hãy gửi xe xa khu vực cần tới để dành thời gian tập thể dục cho đôi chân. Tương tự, hãy xuống xe bus trước 1 hoặc 2 bến để bạn có thời gian tản bộ nhiều hơn.
Nghỉ trưa bây giờ dường như trở thành một điều xa xỉ với nhân viên công sở, có thể bởi khối lượng công việc, áp lực từ đồng nghiệp hay từ vị sếp đáng kính ngồi xa xa đằng kia.
Theo kết quả tại cuộc điều tra thứ 2 tại Anh, cứ 30 nhân viên thì có 1 người lo lắng bị mất việc nếu họ không ăn trưa hoặc thậm chí là cả bữa sáng và bữa trưa tại bàn làm việc, còn 10% thì cảm thấy việc rời bàn làm việc để ăn uống sẽ gây chú ý rất nhiều.
Các nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra nhóm ngồi liên tục trong nhiều thời gian rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm, cũng như gặp những tác động tiêu cực tới vòng eo, lượng đường trong máu, lượng insulin hay huyết áp. 
Nghỉ ngơi hợp lý chính là biện pháp giúp cải thiện tình trạng đáng lo ngại này. Đặc biệt, vận động nhiều giữa giờ nghỉ có thể giúp eo thon, tiêu mỡ. Thậm chí, cứ 20 phút, bạn chỉ cần bỏ ra 1, 2 phút đi dạo thôi, bạn đã có thể giảm được lượng đường trong máu và lượng insulin sau mỗi bữa ăn – thủ phạm gây ra bệnh tiểu đường loại 2.

 

Tổ chức Thương mại thế giới công bố rằng chỉ với 150 phút hoạt động thể lực vừa phải mỗi tuần, bạn có thể dễ dàng loại bỏ những tác động tiêu cực do quá trình ngồi ỳ kéo dài gây nên. Tuy nhiên, trong số những người làm theo hướng dẫn trên, vẫn còn số lượng lớn những người ghiền ti-vi quá mức. Hẳn là có mối liên hệ mật thiết giữa thói quen xấu này với những biểu hiện phổ biến việc vòng eo lớn, huyết áp cao hay lượng đường trong máu vượt mức cho phép. 
Liệu những “củ khoai tây trên ghế” kia có hay chăng nguy cơ nhiễm bệnh tỉ lệ thuận với mức độ ì của họ?
Rõ ràng, khi bỏ qua những nhân tố khác, nếu bản năng của bạn mách bảo bạn phải quăng mình xuống ghế đi, chính bạn là tòng phạm đưa mình vào vòng cuốn bệnh tật lúc nào không hay. Các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ tỏ ra lo lắng với mức độ gây hại nghiêm trọng của việc ngồi một chỗ quá lâu đến nỗi họ phải tổ chức những cuộc hội thảo hay những buổi thuyết trình dưới hình thức đứng. Ở đó, không một chiếc ghế nào được sử dụng.
Những lý giải trên có ý nghĩa gì với bạn? Có lẽ không phải ai cũng thật sự để tâm tới vấn đề này (như những bộ phim phải đứng xem, liệu bạn có sẵn lòng ủng hộ?). 
Người ta vẫn hoài nghi rằng chỉ với việc thay đổi những thói quen nhỏ bé kia trong đời sống thường nhật cũng như thái độ của mỗi người, liệu rằng sức khoẻ của bạn có thực sự được cải thiện?
Tất nhiên, hãy cứ thử làm đi, không sớm thì muộn, bạn sẽ biết ngay thôi!

Nam Hoàn
Bình luận
vtcnews.vn