Hãy dừng hiểu sai câu: Người không vì mình trời tru đất diệt

Góc của nàngThứ Sáu, 13/11/2015 11:03:00 +07:00

“Người không vì mình, trời tru đất diệt”, câu nói này xuất xứ từ kinh Phật.

“Người không vì mình, trời tru đất diệt”, câu nói này xuất xứ từ kinh Phật. Điều này nghe thì vô lí, bởi chẳng lẽ kinh Phật lại dạy con người sống chỉ “vì mình”, sống ích kỷ, tư lợi sao?

Từ trước tới giờ, tôi vẫn luôn nghĩ câu “Người không vì mình, trời tru đất diệt” có nghĩa là: Một người nếu như không biết vì mình mà mưu lợi, mưu quyền, mưu sắc… thì sẽ bị trời đất trách cứ, trừng phạt, sẽ thua thiệt so với người khác. Cho nên, ở nơi làm việc, tôi luôn đặt lợi ích của mình lên trên hết, cho dù có phải tổn hại một chút đến người khác để đảm bảo quyền lợi của mình thì tôi cũng làm, bởi vì tôi cho rằng việc làm của mình là phù hợp với đạo lý “người không vì mình, trời tru đất diệt” này.

Vì vậy, hôm tôi nghe thấy cậu bạn của mình nói: “Người không vì mình trời tru đất diệt”, thì bản năng trong tôi nghĩ rằng: “Cậu này cũng là một người hiểu đạo lý, cũng biết nghĩ đến lợi ích thiết thực của bản thân!”

Phật không dạy sai, chỉ có người hiểu sai. 

Nhưng, tôi rất bất ngờ khi nghe cậu ấy giải thích cặn kẽ câu này như sau: “Người không vì mình, trời tru đất diệt” là câu nói có xuất xứ từ “Phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh”. Trong tập 24 của kinh có viết câu: “Nhân sinh vi kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt”. (Người sống vì mình là đạo lý hiển nhiên, người không vì mình trời tru đất diệt). Và trong đó ý nói rằng: Không sát sinh, không ăn trộm ăn cắp, không tà d.âm, không nói dối, không hai lời, không khinh ngữ, không ác khẩu, không tham lam, không oán hận, không tà kiến thì mới là “vì mình”.

“Không vì mình” thì sẽ tạo ra hậu quả xấu, “không vì mình” thì sẽ tạo thành tai họa, và chỉ có “vì mình” (tức là không làm những điều trên) thì mới không bị trời tru đất diệt. Trong câu: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, từ “vì mình” có ý là yêu cầu “mình” tuân theo phép tắc đạo đức chứ không phải có ý nghĩa giống với từ “vì mình” mà chúng ta thường nghĩ.

Do đó, có thể thấy theo ý chỉ của Phật thì người “vì mình” là người không màng danh lợi, siêu thoát khỏi ngoại vật… Hiển nhiên, “người không vì mình, trời tru đất diệt” mà chúng ta bình thường lý giải là có nghĩa hoàn toàn đối lập với ý nghĩa của câu này trong kinh Phật.

"Vì mình" nghĩa là siêu thoát khỏi cám dỗ vật chất, không tư lợi. 

Ví như chúng ta thường hiểu: Người kinh doanh, vì mình mà mưu lợi thì phải sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền để tạo ra sản phẩm cho dù những nguyên liệu đó gây hại cho sức khỏe của con người. Hay, nhân viên vì mình mà khôn khéo, lừa lọc người khác để được chức vị cao… Và ai không làm giống như vậy thì sẽ bị cho là "Tại anh ngu".

Những điều này trên bề mặt xem ra là “vì mình” nhưng kỳ thực lại đang là hại mình đấy! Quả thực, có nhiều người chúng ta vẫn thường hiểu sai về ý nghĩa của câu nói này, thậm chí còn vin theo cách hiểu sai để làm những điều không đúng đắn. Hy vọng, mọi người sau khi đọc xong có thể đối chiếu xem cách hiểu của mình đã đúng chưa để cải biến cho phù hợp!

Từ nay về sau, mỗi khi có ý định giở trò tiểu nhân với người khác, thì đừng bao giờ ngụy biện bằng câu "Người không vì mình, trời tru đất diệt" nữa.

Bọ Cạp

Bình luận
vtcnews.vn