Hãy đợi đấy! - Câu trả lời của Liên Xô cho Tom & Jerry

Văn hóa - Giải tríThứ Năm, 22/05/2014 03:12:00 +07:00

(VTC News) - Có nhiều lời đồn đoán về việc bộ phim được chỉ đạo làm với mục đích chứng tỏ cho phương Tây thấy những gì họ làm được, Liên Xô cũng làm được.

(VTC News) - Có nhiều lời đồn đoán về việc bộ phim được chỉ đạo làm với mục đích chứng tỏ cho phương Tây thấy những gì họ làm được, Liên Xô cũng làm được và làm tốt hơn.

Câu chuyện về sự ra đời của Hãy đợi đấy!  khá ly kỳ và thú vị. Mọi việc bắt đầu từ một chuyến viếng thăm Mỹ của Tổng Bí thư Liên Xô cũ Nikita Khrushchev.

Sau khi bị ấn tượng về trình độ làm phim hoạt hình của Hollywood, ông đã quyết định hủy một chuyến viếng thăm Disneyland.
hay doi day

Khi ông về nước, một ngân sách rất lớn đã được rót xuống xưởng phim hoạt hình Soyuzmultfilm ở Moscow kèm theo một chỉ thị ‘Phải đuổi kịp và vượt qua’ đến những nhà hài kịch nổi tiếng của Liên Xô cũ thời bấy giờ.
hay doi day 2

Đã có một thời gian rất dài, bộ phim được coi như sản phẩm được làm ra để chứng tỏ với các nước phương Tây rằng, những gì họ làm được, Liên Xô có thể làm tốt hơn, nhưng với Vyachaslav Kotyonochkin, đạo diễn của bộ phim thì không hẳn là như vậy.

Ông cũng không nằm trong hàng ngũ những nhà làm phim thuộc dòng phim tác giả (auteur film) ở Châu Âu thời bấy giờ, những người cố gắng giúp điện ảnh nước nhà thoát khỏi cái bóng của Hollywood.

Vyachaslav không làm phim với bất kỳ mục đích nào ngoài mang lại một sản phẩm giải trí cho người dân. Chẳng cần phải chứng tỏ, những công nghệ được sử dụng không hề tiên tiến, và ông cũng không sử dụng những câu từ trau chuốt đầy tính giáo điều thường thấy trong những phim Liên Xô bấy giờ.

Ngược lại, những nội dung châm biếm được lồng ghép vào những pha hành động tấu hài trong từng tập phim nên Hãy đợi đấy! mang tính giải trí cao nhưng vẫn là những bài học ý nghĩa.
hay doi day 4


Thành công của Hãy đợi đấy! cũng đến không dễ dàng và khó khăn đến từ khâu sản xuất. Người đầu tiên được nhắm để lồng tiếng cho nhân vật Sói là ca sỹ kiêm diễn viên Vladimir Vysotsky nhưng những người kiểm duyệt điện ảnh Liên Xô cũ đã không đồng thuận với lựa chọn này với lý do: Vladimir không phải là một người ưu tú.

Đáng lẽ series này đã bị ngừng sản xuất chỉ sau một vài tập. Những người sản xuất sau này đã tiết lộ một số thông tin về việc chính quyền Liên Xô không thích cả Vladimir và cả hình tượng Sói vì cho rằng Sói là bức tranh biếm họa về mặt trái của những đô thị ở Liên Xô thời bấy giờ.

Nguy cơ này càng lớn hơn khi Feliks Kamov, người viết kịch bản cho 7 tập đầu tiên quyết định nhập quốc tịch Israel nhưng cuối cùng series cũng tiếp tục được sản xuất. 

Khi mới ra mắt, bộ phim cũng vấp phải những ý kiến trái chiều. Một vấn đề nhạy cảm nhất được nêu lên là liệu rằng bộ phim có phải được làm để phản ánh cuộc đấu tranh giữa giới trí thức và tầng lớp lao động thời bấy giờ.

Sau này, Aleksey Kotyonochkin, con trai ông cũng hé lộ thông tin những đồng sự và giám đốc xưởng phim Soyuzmultfilm cũng chưa bao giờ đánh giá cao Hãy đợi đấy! vì đây không phải phim tác giả và chỉ coi nó như một sản phẩm đại chúng.

Ngược lại với ý kiến của giới chuyên môn và những vấn đề chính trị, Hãy đợi đấy! lại rất được lòng người xem nhờ sự đơn giản và kiểu tấu hài slapstick rất ‘phương Tây’.

Sự yêu thích ấy vượt ra ngoài biên giới Liên Xô và các nước đồng minh. Những khán giả phương Tây của trang IMDB cũng chấm bộ phim này là một trong năm bộ phim nổi bật nhất của điện ảnh Nga và Liên Xô với 8.8 điểm và nhiều lời bình luận có cánh.

Sau 40 năm, bộ phim vẫn được đánh giá là một trong những đại diện nổi bật nhất cho nền điện ảnh các nước hệ thống Xã hội chủ nghĩa. Bộ phim đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả nhỏ tuổi ở không chỉ các nước thuộc Liên bang Xô viết và đồng minh mà còn được yêu thích ở nhiều nơi trên thế giới.

Lôi Phong
Bình luận
vtcnews.vn