Hậu trường con sốt học làm “phù thủy âm thanh”

Văn hóa - Giải tríThứ Ba, 21/06/2011 11:18:00 +07:00

(VTC News) - Năm 2011, học làm DJ là một “cơn sốt” đang được giới trẻ “mê mệt” theo đuổi. Nhưng có phải, cái công việc này là “ngồi mát ăn bát vàng” không?

(VTC News) - “Phù thủy âm thanh” là những DJ (viết tắt của Disc Jockey) hay những người  chỉnh nhạc. Năm 2011, học làm DJ là một “cơn sốt” đang được giới trẻ “mê mệt” theo đuổi. Nhưng có phải, cái công việc này là “ngồi mát ăn bát vàng” không?

DJ – cái nghề “bạc bẽo”

“Phù thủy âm thanh” luôn đứng sau những giàn mic sang trọng, đắt tiền; tai đeo headphone; cơ thể lắc lư theo những điệu nhạc Dance, house, trance…sôi động. “Họ đã tạo ra loại âm thanh “đắt” và một thế giới âm nhạc khác hẳn với thể giới bình thường” -dân sành đi Next Top cho biết.

Họ thường làm việc trong những môi trường phức tạp là các quán bar, vũ trường, live show…tiếp xúc không chỉ với những tiếng nhạc chát chúa, inh tai, nhức óc mà còn tiếp xúc với cả thế giới những “con nghiện” nhạc sàn cũng hết sức phức tạp.


Đam mê điều chỉnh âm thanh 

Đặc biệt là các DJ nữ “phải bản lĩnh để không đánh mất chính mình trước sự bon chen, xô bồ, phức tạp và đầy cám dỗ” - DJ Mai còi (23 tuổi) tâm sự. Cái khó nữa “không phải vì các DJ đánh kém mà còn do đè nặng tâm lý hoặc do ngượng ngùng.” - nhận xét của DJ Kun( 316, Thái Hà)

Để có một “chân” trong quán bar, vũ trường, người học làm DJ còn gặp vô vàn khó khăn, thách thức của cái nghề được xem là đầy rẫy cạm bẫy và “bạc bẽo” này.

Đam mê + kiên trì làm nghề

Xuất phát từ lòng đam mê, mong muốn giúp mọi người thoải mái, vui vẻ với âm nhạc, nhiều bạn trẻ càng quyết tâm trở thành những  DJ chuyên nghiệp.

“Cái chính là do mình, học vì niềm đam mê nên rất thoải mái dù biết nghề DJ phức tạp lại thêm nhiều lời dị nghị. Mình không thích thì chẳng ai ép buộc được” - tâm sự của một bạn đang học tại trung tâm T2 Studio (56, ngõ 651, Minh Khai, Hai Bà Trưng).

DJ Taylor  

Bạn Hoàng Anh, 20 tuổi học DJ tại Kentstudi
o (159 Vũ Xuân Thiều, Long Biên) cho biết: “Tài sản là những đĩa nhạc, “say” âm nhạc từ nhỏ và ước mơ lớn nhất là trở thành DJ chuyên nghiệp từ khi nghe các anh chị DJ chơi  rất phong cách và sôi động…”. Anh nói tiếp: “Khó khăn nhất là khi mới bắt đầu học, thầy giáo chỉ dạy những thứ cơ bản còn lại phải tự mày mò những thiết bị âm thanh điện tử hiện đại như: CDJ 1000MK3, CDJ 800 MK2 Pioneer  Mix700, loa công suất lớn 8.2…nhiều khi tưởng chừng sẽ bỏ cuộc nhưng càng học càng “say”.

DJ Taylor, thầy dạy DJ tại T2 Studio chia sẻ: “Để trở thành DJ các bạn trẻ ở đây không chỉ đam mê mà cần có bản lĩnh, sự thông minh trong cách học sử dụng bàn xoay, máy CDJ, học cách phối âm (gọi là mixing), điều chỉnh tốc độ bài hát (Pitch control), đánh dấu các điểm trên bài hát (CUE points)…Hiện nay số lượng bạn trẻ đam mê theo đuổi nghề học DJ  ngày càng nhiều và nghề học DJ như một “cơn sốt” của năm 2011”.

Nghề DJ đang “lên ngôi”, chính vì thế có rất nhiều địa điểm được mở ra nhằm đào tạo những DJ chuyên nghiệp như: T2 Studio (Minh Khai, Hai Bà Trưng); số 32, Cửa Bắc;  trung tâm Kentstudio (Long Biên)…nhiều bạn trẻ không đến trung tâm lại chọn học tư tại số 316, Thái Hà…

Có phải “ngồi mát ăn bát vàng”?

Khi đã “tốt nghiệp”, không phải cứ DJ thì được “đưa đến nơi về đến chốn”. “May mắn thì được nhận vào làm ở một quán bar bình thường để lấy kinh nghiệm và chuẩn bị thêm “hành trang” cho “nghiệp” DJ về sau” – DJ Mai còi nhớ lại khi mới vào nghề.


May mắn thì được nhận làm ở quán bar, kém hơn thì về nhà mở lớp

Cùng chung niềm đam mê ấy, lại có những người học xong nhưng thất nghiệp mở lớp dạy tư tại nhà. Họ đào tạo cho những bạn trẻ đam mê  DJ nhưng phí rẻ hơn so với 1 khoá học DJ tại trung tâm tới vài triệu (phí học ở trung tâm 13 triệu/ khóa).

Kém may mắn hơn, có những “bi kịch” DJ trẻ chạy hết chỗ này đến chỗ kia, công việc, chỗ làm không ổn định, dẫn đến chán nản. “Không còn cảm giác về DJ. Bật máy lên Spin mà không có cảm giác. Tắt máy, ngồi nhìn dàn máy suy nghĩ: mình nên kết thúc hay tiếp tục theo đuổi DJ”, một nam DJ nói.

Mỹ Hạnh

Bình luận
vtcnews.vn