Hạt thóc 3000 năm ở VN sẽ trổ bông vào tháng 10

Thời sựThứ Bảy, 22/05/2010 01:27:00 +07:00

Giống lúa cổ này có đặc điểm dù có gieo hạt vào tháng 2, tháng 3, 4 cho đến tháng 8, thì cứ phải đến đúng 18 - 30/10 lúa mới trổ bông.

Giống lúa cổ này có đặc điểm dù có gieo hạt vào tháng 2, tháng 3, 4 cho đến tháng 8, thì cứ phải đến đúng 18 - 30/10 lúa mới trổ bông, không cần tính ngày gieo hạt là ngày nào. Tháng 10 là thời điểm ngày ngắn, khi đó cây lúa mới phân hóa đòng và trổ bông.


Có thêm 4 hạt thóc đang nằm trong diện có khả năng sẽ nảy mầm. Do thời tiết quá nắng nóng nên những cây lúa  đặc biệt này đã được di chuyển vào phòng có  điều hòa.

Nắng nóng ảnh hưởng tới lúa cổ

Chiều ngày 21/5, PGS.TS Lâm Thị  Mỹ Dung, chủ nhiệm bộ môn Khảo cổ học, khoa Lịch sử, ĐH KHXHNV, ĐHQG Hà Nội cho biết, hiện đang có thêm 4 hạt trông "mẩy mẩy" nằm trong diện được các nhà khoa học theo dõi xem có nảy mầm được không.

TS Phạm Xuân Hội, trưởng bộ môn Bệnh học Phân tử, Viện Di truyền Nông nghiệp cho biết, nắng nóng trong mấy ngày hôm nay ít nhiều ảnh hưởng tới cây. Do đó,  những mầm cây sẽ cần được bảo quản thận trọng bằng cách che nắng vào giờ cao điểm từ 11 - 14h.

Do thời tiết quá nắng nóng nên những cây lúa này đã được di chuyển vào phòng có điều hòa. 
Do thời tiết quá nắng nóng nên những cây lúa này đã được di chuyển vào phòng có điều hòa và được chiếu sáng, khi thời tiết tốt hơn thì cây sẽ được chuyển ra ngoài trời. Đến nay, cây vẫn sinh trưởng bình thường, không có một dấu hiệu bất thường nào xảy ra.

Tháng 10 lúa sẽ trổ bông?

PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, giám  đốc Viện Nghiên cứu lúa, ĐH Nông nghiệp I cho biết, đến nay trong tất cả các tài liệu đều chưa có nghiên cứu nào về giống lúa cổ 3.000 năm.

Nếu đây thực sự là những hạt thóc cổ thì nó sẽ phản ứng với ánh sáng ngày ngắn. Ngày ngắn là khi giờ chiếu sáng dưới 10,5 giờ. Trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn nó sẽ phân hóa đòng và trổ bông.

Vì thế, nếu muốn cây trổ đòng đúng dịp thì phải làm cho ngày ngắn đi. Giống lúa cổ này có đặc điểm dù có gieo hạt vào tháng 2, tháng 3, 4 cho đến tháng 8, thì cứ phải đến đúng 18 - 30/10 lúa mới trổ bông, không cần tính ngày gieo hạt là ngày nào. Tháng 10 là thời điểm ngày ngắn, khi đó cây lúa mới phân hóa đòng và trổ bông.

Mỗi cây lúa có 44.500 gen, nếu gen của hạt thóc cổ này cũng nằm trong 44.500 gen đó thì nó không có ý nghĩa gì về mặt giống cây trồng. Ngược lại, nếu phát hiện có gen khác biệt hoàn toàn thì nó sẽ rất ý nghĩa, có thể bổ sung gen này vào cây lúa hiện nay.

GS.VS Trần Đình Long, chủ  tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam cho biết thêm, lúa cổ cũng có rất nhiều loại khác nhau. Nếu những hạt lúa vừa được tìm thấy là lúa cổ thì chắc chắn là thân cây sẽ cao. Nếu giống cây lùn thì sẽ là cây lúa hiện đại.

"Hiện việc bảo quản hạt thóc lâu nhất thực hiện trong phòng thí nghiệm cũng chỉ đạt được 102 năm. Và nếu là giống lúa cổ, việc nuôi trồng trong điều kiện thời tiết như  hiện nay, việc nó có thể trổ bông, ra hạt hay không thì cũng chưa thể chắc chắn  được".

PGS.TS Nguyễn Văn Hoan


Theo Khoa học&Đời sống

Bình luận
vtcnews.vn