Hạt dướng dương tại VN chứa nhôm tổng hợp

Sức khỏeThứ Hai, 04/03/2013 11:05:00 +07:00

(VTC News) – Kết quả kiểm nghiệm 10 mẫu hạt hướng dương trên thị trường Việt Nam phát hiện nhôm tổng hợp, không phát hiện hóa chất phèn nhôm và bột talc.

(VTC News) – Kết quả kiểm nghiệm 10 mẫu hạt hướng dương trên thị trường Việt Nam phát hiện nhôm tổng hợp, không phát hiện hóa chất phèn nhôm và bột talc.

Trước đó mấy ngày, Cục An toàn và vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế đã yêu cầu Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia tiến hành lấy mẫu và kiểm tra hạt hướng dương trên thị trường (đặc biệt đối với loại hạt đã chế biến nhập từ Trung Quốc).

 
Kết quả kiểm nghiệm 10 mẫu hạt hướng dương trên thị trường Việt Nam phát hiện nhôm tổng hợp nhưng hàm lượng thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép. Trong các mẫu này  không phát hiện hóa chất phèn nhôm và bột talc.

Sắp tới, viện kiểm nghiệm sẽ tiếp tục lấy mẫu, kiểm tra trên diện rộng và lưu ý lấy mẫu tại địa bàn giáp biên giới để kiểm nghiệm chất độc nói trên.

Trước đó, một số trang báo điện tử của Trung Quốc như: Tân Hoa xã, Trung tâm Tin tức, Sina và một số báo địa phương của Trung Quốc đưa tin cơ quan chức năng Thành phố Tô Châu, Triết Giang,Trung Quốc vừa lấy mẫu, kiểm tra hạt hướng dương trên thị trường và phát hiện 7 loại có chứa chất phèn nhôm và bột talc (bột talc là hóa chất dùng trong công nghiệp để chống dính khuôn).

Hai chất này hiện không có trong danh mục tiêu chuẩn quốc gia phải kiểm tra đối với các loại hạt của Trung Quốc. Phèn nhôm có thể giữ cho hạt hướng dương giòn và giữ được vị thơm ngon lâu hơn. Phèn nhôm khi vào cơ thể rất khó bị đào thải ra ngoài, gây tổn hại cho não, tế bào thần kinh khiến trí nhớ suy giảm…Bột talc làm cho hạt hướng dương nhẵn bóng, bắt mắt. Loại bột này có chứa chất gây ung thư.

Cũng theo Cục An toàn thực phẩm, Phèn nhôm gồm hai loại phèn đơn (nhôm sunfat) và phèn kép (nhôm kali, nhôm amon sunfat) hoặc dung dịch phèn nước (thông thường là dung dịch phèn nhôm sắt), được sử dụng để lắng trong nước sinh hoạt.

Tuy nhiên, trong sản xuất và chế biến thực phẩm thì Bộ Y tế đã cho phép sử dụng 2 loại là Kali nhôm sunfat và Amoni nhôm sunfat trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BYT về “Hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm”.

Nhưng điều đáng ngại là, người sản xuất hướng dương có thể không dùng phụ gia tinh khiết mà dùng hợp chất tổng hợp có chứa kim loại nặng.

Nguyễn Tâm


Bình luận
vtcnews.vn