Hào hùng lịch sử chống giặc phương Bắc bất khuất

Thời sựThứ Sáu, 23/05/2014 07:10:00 +07:00

Chiều dài lịch sử chống giặc phương Bắc xâm lược của dân tộc ta là trang sử anh hùng bất khuất. (Theo VOV)

Việt Nam là đất nước sản sinh ra nhiều anh hùng, hào kiệt đã lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống giặc phương Bắc đi đến thắng lợi

Việt Nam là đất nước sản sinh ra nhiều anh hùng, hào kiệt đã lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống giặc phương Bắc đi đến thắng lợi

Khởi nghĩa chống Tần (214 - 208 TCN) của Thục Phán An Dương Vương thắng lợi đã lập nên nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc xã Đông Anh, Hà Nội). Đây là sự kế tục và phát triển nước Văn Lang của các Vua Hùng. Trong ảnh là đền thờ An Dương Vương

Khởi nghĩa chống Tần (214 - 208 TCN) của Thục Phán An Dương Vương thắng lợi đã lập nên nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc xã Đông Anh, Hà Nội). Đây là sự kế tục và phát triển nước Văn Lang của các Vua Hùng. Trong ảnh là đền thờ An Dương Vương

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40 - 43) với lời thề: 'Một xin rửa sạch nước thù, hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng, ba kéo oan ức lòng chồng, bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này' liền được đông đảo nhân dân và thủ lĩnh địa phương ủng hộ. Rất nhiều phụ nữ đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa và trở thành những tướng soái của hai bà.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40 - 43) với lời thề: 'Một xin rửa sạch nước thù, hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng, ba kéo oan ức lòng chồng, bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này' liền được đông đảo nhân dân và thủ lĩnh địa phương ủng hộ. Rất nhiều phụ nữ đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa và trở thành những tướng soái của hai bà.

Đền thờ Hai Bà Trưng ở Hát Môn (Hà Nội)

Đền thờ Hai Bà Trưng ở Hát Môn (Hà Nội)

Ngô Quyền và chiến thắng chống quân Nam Hán xâm lược năm 930 - 938 đã đi vào lịch sử dân tộc như dấu chấm hết 1000 năm Bắc thuộc.

Ngô Quyền và chiến thắng chống quân Nam Hán xâm lược năm 930 - 938 đã đi vào lịch sử dân tộc như dấu chấm hết 1000 năm Bắc thuộc.

Sơ đồ chiến trận Bạch Đằng năm 938. Cuối năm 938, thủy binh quân Nam Hán theo đường biển vào xâm lược nước ta. Ngô Quyền xây dựng trận địa cọc ngầm cùng thủy quân, bộ binh mai phục ở cửa sông Bạch Đằng, diệt cánh quân thủy. Vua Nam Hán không kịp chi viện, phải rút quân.

Sơ đồ chiến trận Bạch Đằng năm 938. Cuối năm 938, thủy binh quân Nam Hán theo đường biển vào xâm lược nước ta. Ngô Quyền xây dựng trận địa cọc ngầm cùng thủy quân, bộ binh mai phục ở cửa sông Bạch Đằng, diệt cánh quân thủy. Vua Nam Hán không kịp chi viện, phải rút quân.

Sau thắng lợi, Ngô Quyền xưng vương, lập triều Ngô, mở ra kỷ nguyên độc lập sau hơn 1000 năm bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.

Sau thắng lợi, Ngô Quyền xưng vương, lập triều Ngô, mở ra kỷ nguyên độc lập sau hơn 1000 năm bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.

Lý Thường Kiệt và bài thơ 'Nam quốc sơn Hà nổi tiếng' trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 1075 - 1077. Đây là một chiến công oanh liệt mà nhà Lý đã làm vẻ vang cho nước nhà và làm cho quân Tàu khiếp sợ

Lý Thường Kiệt và bài thơ 'Nam quốc sơn Hà nổi tiếng' trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 1075 - 1077. Đây là một chiến công oanh liệt mà nhà Lý đã làm vẻ vang cho nước nhà và làm cho quân Tàu khiếp sợ

Sơ đồ phản công sông Như Nguyệt (1077) dưới sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt

Sơ đồ phản công sông Như Nguyệt (1077) dưới sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt

Bến đò Như Nguyệt, nơi diễn ra trận Như Nguyệt trong kháng chiến chống Tống năm 1077

Bến đò Như Nguyệt, nơi diễn ra trận Như Nguyệt trong kháng chiến chống Tống năm 1077

Nhà Trần và ba lần chống quân Nguyên Mông xâm lược (1257-58, 1284-85 và 1287-88)

Nhà Trần và ba lần chống quân Nguyên Mông xâm lược (1257-58, 1284-85 và 1287-88)

Sơ đồ trận Bạch Đằng năm 1288 - cơn ác mộng của quân Nguyên Mông. Đây là chiến thắng vẻ vang của quân Đại Việt và là thắng lợi tiêu biểu nhất trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông do Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy.

Sơ đồ trận Bạch Đằng năm 1288 - cơn ác mộng của quân Nguyên Mông. Đây là chiến thắng vẻ vang của quân Đại Việt và là thắng lợi tiêu biểu nhất trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông do Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy.

Cọc Bạch Đằng cắm tại sông Chanh và sông Bạch Đằng để chặn đánh quân Nguyên năm 1288. Đại thắng này là một chiến quả của  của Hưng Đạo Vương khi lừa được địch vào trận địa cọc nhân triều rút.

Cọc Bạch Đằng cắm tại sông Chanh và sông Bạch Đằng để chặn đánh quân Nguyên năm 1288. Đại thắng này là một chiến quả của của Hưng Đạo Vương khi lừa được địch vào trận địa cọc nhân triều rút.

Sơ đồ trận Chi Lăng - Xương Giang năm 1427 của nghĩa quân Lam Sơn chống quân xâm lược nhà Minh. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê

Sơ đồ trận Chi Lăng - Xương Giang năm 1427 của nghĩa quân Lam Sơn chống quân xâm lược nhà Minh. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê

Mô hình tái hiện cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược

Mô hình tái hiện cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược

Năm 1788 - 1789, quân Thanh xâm lược nước ta. Người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã phất cờ khởi nghĩa, cùng nghĩa quân Tây Sơn làm nên trận Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Thanh và ý đồ bán nước của Lê Chiêu Thống.

Năm 1788 - 1789, quân Thanh xâm lược nước ta. Người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã phất cờ khởi nghĩa, cùng nghĩa quân Tây Sơn làm nên trận Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Thanh và ý đồ bán nước của Lê Chiêu Thống.

Vũ khí của quân và dân ta chống giặc xâm lược phương Bắc đều rất thô sơ

Vũ khí của quân và dân ta chống giặc xâm lược phương Bắc đều rất thô sơ

Nhìn lại lịch sử, chúng ta nhận thấy quân giặc cậy to lớn, luôn luôn rình dập, chờ cơ hội để xâm lấn nước ta. Nhưng lần nào cũng bị đánh bại, phải rút quân về nước. Tất cả là nhờ ý chí đoàn kết đứng lên chống giặc của quân và dân ta đồng lòng giữ nước.

Nhìn lại lịch sử, chúng ta nhận thấy quân giặc cậy to lớn, luôn luôn rình dập, chờ cơ hội để xâm lấn nước ta. Nhưng lần nào cũng bị đánh bại, phải rút quân về nước. Tất cả là nhờ ý chí đoàn kết đứng lên chống giặc của quân và dân ta đồng lòng giữ nước.

Bình luận
vtcnews.vn