Hàng loạt giống ngô địa phương gốc Việt được phát triển thành công

Sản phẩmThứ Ba, 27/06/2017 11:16:00 +07:00

Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng phục tráng phát triển thành công hàng loạt giống ngô địa phương gốc Việt có khả năng thích nghi cao, phù hợp với môi trường hoàn cảnh khắc nghiệt.

Những nhà khoa học đi phục chế tìm lại giống ngô gốc Việt

GS.TS Vũ Văn Liết công tác tại Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng cho biết:" Nhóm nghiên cứu ngô là một phòng trong Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nhóm nghiên cứu ngô thành lập năm 2009 và thực hiện nghiên cứu các giống ngô địa phương vì giống ngô địa phương thích nghi cao với điều kiện nước ta, không chỉ vậy những giống ngô này thụ phấn tự do nên người dân có thể tự để giống từ vụ này cho cụ sau. Chính điểm mạnh này rất phù hợp với nông dân nghèo, dân tộc ít người, chất lượng tốt phù hợp với người tiêu dùng địa phương để họ làm lương thực.

Ngoài ra nhóm nghiên cứu ngô còn tiến hành chọn tạo giống ngô nếp chất lượng cao vỏ hạt mỏng phục vụ thị trường ăn tươi cũng nhưng tạo một giống ngô lá đứng thích hợp cho trồng mật độ cao để tăng năng suất trên đơn vị diện tích". Cũng theo GS Liết sau nhiều năm các nhà khoa học đã nghiên cứu phục tráng thành công 4 giống ngô địa phương gồm Slidim, Khẩu lương, Khẩu li và Xá li lượt. Trong đó có 2 giống ngô nếp Khẩu li và Xá li lượt, 2 giống ngô tẻ là khẩu lương và Slidim đã thử nghiệm trồng tại Lào Cai với đồng bào dân tộc Mông".

1

Các nhà khoa học giới thiệu một giống ngô Việt Nam tại hội nghị đầu bờ năm 2013 trình diễn 4 giống ngô sau phục tráng diện tích nhỏ 300m2/giống, tại Tà Phìn , Sa Pa, Lào Cai.

"Chúng tôi mong muốn những giống ngô địa phương gốc Việt được phục tráng dưới đây sẽ được giới thiệu và tới gần với người nông dân để họ tìm được giống cây trồng phù hợp nhất đặc biệt những vùng có điều kiện khắc nghiệt, khả năng canh tác khó". ông Liết cho biết

Chia sẻ với VTC News, giống ngô đầu tiên mà các nhà nghiên cứu ngô muốn giới thiệu 5 giống ngô nếp lai gốc Việt có năng suất cao, giá thành giống rẻ giúp giải quyết nhiều vấn đề do việc sử dụng giống ngô nếp lai nhập khẩu. Vì những giống ngô nếp lai ở nước ta những năm qua hầu hết là giống được các công ty nhập khẩu về bán lại nên giá thành rất cao bình quân 170.000 đồng/kg hạt giống. Thậm chí có thời điểm nguồn cung giống của nước ngoài không đủ nên giá thành hạt giống thường cao vọt lên từ 300.000- 380.000 đồng/kg hạt giống.

Công bố hàng loạt giống ngô chất lượng cao, ăn ngon, năng suất tốt

Giống ngô nếp lai gốc Việt đầu tiên các nhà khoa học muốn giới thiệu có tên HUA601: Đây là giống ngô nếp lai HUA601 là sản phẩm của Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế song phương giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam với Viện Khoa học Nông nghiệp Quảng Tây, Trung quốc. Giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, bền thân lá, dạng cây vững chắc, chiều cao cây khoảng 170cm tùy thời vụ, chiều cao đóng bắp khoảng 68cm, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh tốt; thời gian từ trồng đến thu hoạch bắp tươi: vụ Xuân 85-91 ngày; vụ Thu Đông 80-85 ngày; năng suất giống 120 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 130-150 tạ/ha.

Giống ngô nếp HUA601 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống sản xuất thử theo Quyết định số 460 QĐ-TT-CLT ngày 22 tháng 10 năm 2015.

Giống ngô nếp lai thứ 2 có tên MH8: Đây là giống ngô lai đơn do Phòng Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cây trồng trực tiếp chọn tạo từ nguồn vật liệu trong nước đã qua 3 vụ khảo nghiệm VCU, 2 vụ khảo nghiệm DUS và được đánh giá là giống ngô nếp triển vọng.

Ngô có thời gian cho thu bắp tươi ngắn từ 78 đến 82 ngày; chiều cao cây 190-210cm, chiều cao đóng bắp: 65-85cm; năng suất bắp tươi 105-125 tạ/ha, tiềm năng năng suất 135-145 tạ/ha. Giống ngô này được đánh giá có giá trị sử dụng rất cao vì thịt ngô dẻo, mềm, đậm, ngọt.

Giống ngô nếp lai MH8 đã được chuyển giao bản quyền cho Công ty cổ phần đầu tư thương mại & Phát triển Nông Nghiệp ADI năm 2016. 

2

Một trong 5 giống ngô nếp ngon được nhân giống lai tạo tại Việt Nam.

Giống ngô nếp tím NT141: Đây là loại ngô có màu sắc lạ ăn ngon miệng khá hợp với thị hiếu của thị trường hiện nay. Giống ngô nếp tím NT 141 là dòng ngô tự phối đời S6 từ quần thể giống thụ phấn tự do GN141 của Việt Nam và giống ngô nếp tím của Thái Lan ký hiệu là TL2.

Thời gian ngô sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch là 74 - 90 ngày. Chiều cao cây 165-175cm, chiều cao đóng bắp 55-65cm. Cây ngô có màu sắc thân xanh tía, màu sắc lá xanh, gân lá tía, màu sắc hạt tím. Giống ngô này có khả năng chống đổ tốt, chống chịu với sâu bệnh: sâu đục thân nhẹ, đục bắp, bệnh đốm lá nhẹ cũng rất tốt. Không chỉ vậy giống ngô này dẻo, giòn, ngọt, giàu anthocyanin hoàn toàn phù hợp làm thực phẩm chức năng kháng oxy hóa. Giống ngô nếp VNUA16: Đây là giống ngô lai giữa 2 dòng ngô D8.1 và D12. Dòng ngô mẹ D8.1 được tạo ra bằng phương pháp tự phối truyền thống 8 vụ từ tổ hợp lai giữa giống ngô thụ phấn tự do kí hiệu GN125 (giống ngô OPV thu thập tại Cao Bằng) với giống ngô lai AG3. Dòng bố (D12) được tạo ra cũng bằng phương pháp tự phối truyền thống (8vụ) từ tổ hợp lai giữa giống ngô thụ phấn tự do kí hiệu GN58 (giống ngô địa phương thu thập tại Yên Bái) với giống ngô lai số AG208. Quá trình tạo dòng và lai tạo ra tổ hợp lai VNUA69 thực hiện từ vụ Xuân năm 2009 đến hết vụ Thu Đông năm 2014 tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng.

Ngô nếp lai VNUA16 có hạt màu trắng sữa, thời gian thu hoạch bắp tươi: 76-82 ngày trong vụ Xuân và 68-73 ngày trong vụ Đông; Chiều cao cây: 150-180 cm, Chiều dài bắp 18-20cm; đường kích bắp 4,5-5,0 cm... Ngô dẻo, đậm, có hương thơm đặc trưng, mầu sắc hạt bắp luộc trắng đục, phù hợp tiêu chuẩn ăn tươi và chế biến; chống chịu bệnh đốm nhỏ, khô vằn ở mức tốt; chống đổ tốt. Cây sinh trưởng khỏe, bộ lá xanh bền, thích nghi nhiều loại đất và khí hậu. Đặc biệt giống này có thể trồng quanh năm. Giống ngô nếp VNUA69: giống ngô này được lai giữa 2 dòng bố mẹ D6 và D4. Quá trình tạo dòng và lai tạo ra tổ hợp lai VNUA69 thực hiện từ vụ Xuân năm 2009 đến hết vụ Xuân năm 2014 tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng.

Ngô có hạt màu trắng sữa, thời gian thu hoạch bắp tươi: 78-85 ngày trong vụ Xuân và 70-75 ngày trong vụ Đông; Chiều cao cây: 195-215 cm, Chiều dài bắp 18-20cm; đường kích bắp 5-5,5 cm, Năng suất bắp tươi: 130-135tạ/ha. Về chất lượng, hạt ngô dẻo, đậm, hương thơm đặc trưng, mầu sắc hạt bắp luộc trắng đục, phù hợp tiêu chuẩn ăn tươi và chế biến; chống chịu bệnh đốm nhỏ, khô vằn ở mức tốt; chống đổ tốt. Cây sinh trưởng khỏe, bộ lá xanh bền, thích nghi nhiều loại đất và khí hậu, có thể trồng quanh năm.

Cũng theo GS.TS Vũ Văn Liết bên cạnh giới thiệu 5 giống ngô nếp lai các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu ngô cũng muối giới thiệu 2 giống ngô lai lá đứng thích hợp trồng mật độ cao phù hợp trồng để đáp ứng tiêu dùng và chế biến thức ăn gia súc thay vì phải nhập khẩu ngô hạt giá thành công như trước đây.

Hai giống ngô lai lá đứng gồm có VNUA36 và VNUA17.

Với giống ngô lai lá đứng VNUA36: Đây là giống ngô lai đơn do phòng Nghiên cứu Cây trồng cạn – Viện NC&PT Cây trồng tạo ra năm 2015. Quá trình tạo dòng và lai tạo tổ hợp lai VNUA36 thực hiện từ vụ Xuân 2012 đến hết vụ Thu Đông 2014 tại Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng.

3 3

Giống ngô lai lá đứng được các nhà khoa học Việt nghiên cứu thành công.

Qua đánh giá thử nghiệm cho thấy đây là giống ngô có triển vọng, khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện miền Bắc Việt Nam, độ đồng đều cao, thời gian sinh trưởng trong vụ Thu Đông là 92-95 ngày; vụ Xuân là 105-107 ngày. Chiều cao cây từ 220-230cm, chiều cao đóng bắp từ 105-115cm. Giống có khả năng chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại chính, chống đổ tốt, bộ lá gọn nên có thể trồng mật độ cao (8,3 vạn/ha), độ tàn lá muộn, năng suất đạt từ 8,3-8,5 tấn/ha.

Giống ngô lai lá đứng VNUA17: Là giống ngô lai đơn do phòng Nghiên cứu Cây trồng cạn – Viện NC&PT Cây trồng tạo ra năm 2016. Tổ hợp là con lai đơn giữa dòng mẹ B3 và dòng bố D9.

Qua đánh giá thử nghiệm cho thấy đây là tổ hợp có triển vọng, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện miền Bắc Việt Nam, thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến khi chín sinh lý trong vụ Xuân là 108-110 ngày. Chiều cao cây Giống có khả năng chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại chính, chống đổ tốt, bộ lá gọn nên có thể trồng mật độ cao (8,3 vạn/ha, năng suất tiềm năng có thể đạt từ 8,5-9,0 tấn/ha

Thu Huyền
Bình luận
vtcnews.vn