Hài cốt bé trai tiết lộ tập tục chôn người rùng rợn thời cổ đại

Khoa học - Công nghệThứ Bảy, 13/10/2018 16:56:00 +07:00

Cậu bé 10 tuổi bị nhét một hòn đá vào miệng để đảm bảo sẽ không "sống dậy" và lan truyền bệnh dịch mà mình mắc phải cho người còn sống.

Một phần xương của bé trai 10 tuổi sống vào năm 400 trước Công nguyên được khai quật tại khu vực Teverina, Umbria, Italia vào năm 1987. Các nhà nghiên cứu cho rằng vào thời gian cậu bé này qua đời, một đợt dịch sốt xuất huyết đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm trẻ em trong khu vực. 

Các thử nghiệm DNA cũng cho thấy đứa trẻ có một chiếc răng bị áp xe, tác dụng phụ của bệnh sốt rét.

Vampire-burial-Taverina-Italy-736177

 Phần miệng của cậu bé 10 tuổi bị nhét đá. (Ảnh: Daily Star)

Phần xương được tìm thấy chỉ ra rằng bé cậu bé đã bị nhét đá vào miệng. Các nhà nghiên cứu cho rằng nghi lễ này  được thực hiện với niềm tin rằng những "con bệnh" sẽ không thể trở lại và lây lan bệnh tật cho những người đang sống. 

Nhà khảo cổ học, giáo sư David Soren cho rằng đây là điều hết sức kỳ lạ. 

"Tôi chưa bao giờ thấy điều gì đó tương tự như vậy. Ở địa phương, người ta gọi đó là 'Ma cà rồng Lugnano", ông này cho hay. 

Trong khi đó, Jordan Wilson, một nhà nghiên cứu về nhân chủng học ở Italia cho rằng đây là một hành động "rất con người" theo bản năng của những người sống ở thời La Mã cổ đại. 

"Bất cứ khi nào bạn nhìn vào việc chôn cất, chúng sẽ cung cấp những cái nhìn vào vấn đề tâm linh của người cổ đại", ông Wilson cho hay. 

Phần thi thể của cậu bé được tìm thấy trong một khu nghĩa trang trẻ em. Tại khu vực này, các nhà khảo cổ từng khai quật được xác một con chó, một vạc đồng chất đầy tro cũng như các vật liên quan tới phù thủy và phép thuật. Các nhà khoa học tin rằng tất cả có liên quan tới hoạt động hiến tế. 

Thi thể một bé gái 3 tuổi cũng được khai quật tại đây trong tình trạng tay, chân bị đá đè lên. 

Song Hy
Bình luận
vtcnews.vn