Góp vốn 800 tỷ đồng vào Oceanbank: Những tình tiết quan trọng trong hai ngày xét xử

Pháp luậtThứ Tư, 21/03/2018 07:38:00 +07:00

Tại toà, ông Đinh La Thăng khai sau khi Thủ tướng đồng mới quyết định góp vốn đầu tư, còn Nguyễn Xuân Sơn liên tục khẳng định "không làm trái" như cáo trạng quy kết.

Video: Ông Đinh La Thăng khai được Thủ tướng đồng ý đầu tư vào Oceanbank

Ngày 19/3, TAND TP Hà Nội đưa ông Đinh La Thăng – nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng 6 đồng phạm trong vụ án thiệt hại 800 tỷ đồng của PVN tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) ra xét xử.

dinh-la-thang-6-21-0935110

Bị cáo Đinh La Thăng được dẫn giải khỏi khu vực cách ly. 

"Thủ tướng từng chỉ đạo bán cổ phần PVN"

Tại phiên tòa diễn ra ngày 20/3, với tư cách là người làm chứng tại phiên tòa, Hà Văn Thắm một lần nữa khẳng định, việc Ngân hàng nhà nước (NHNN) mua lại Oceanbank với giá 0 đồng cần phải được xem xét lại bởi đây cũng là điểm mấu chốt khiến 800 tỷ đồng của PVN góp vốn bị mất.

"Theo tôi, việc mua 0 đồng hay không, cần phải xem bản chất ngân hàng Oceanbank có yếu kém hay không. Năm 2014, thanh tra NHNN kết luận Oceanbank nợ xấu, nhưng trong số này có 8.000 tỷ đồng được thu hồi ngay sau thời điểm công bố kết luận thanh tra. Cơ quan thanh tra cứ thấy vướng là trích lập bằng 0 hết nhưng nếu có tài sản thế chấp thì không thể bằng 0 được”.

Hà Văn Thắm khẳng định không ai hiểu rõ ngân hàng này hơn ông ta.

Ha-Van-Tham 6

 

"Thời điểm bị bắt, tôi từng nói với cán bộ điều tra cho em liên hệ với ngân hàng để đi thu nợ thì cán bộ điều tra nói ngân hàng của ông bị mua mất rồi còn đâu” - Hà Văn Thắm nói.

Cựu Chủ tịch Oceanbank cũng khai thêm, trước khi Oceanbank được mua với giá 0 đồng, PVN từng có cơ hội không mất 800 tỷ đồng khi có đối tác muốn mua lại 20% vốn góp của DN này tại Oceanbank, nhưng điều đó đã không xảy ra.

“Thủ tướng Chính phủ từng nói trực tiếp với tôi là em tìm đối tác bán đi cổ phần của PVN, sau đó có đối tác phát văn bản cho PVN mua lại 20% với giá đúng 800 tỷ. Tôi cũng nắm thông tin PVN báo cáo Thủ tướng việc thoái vốn nhưng NHNN cho rằng nên giao lại cổ phần cho NHNN, để bên ngoài mua sẽ thiệt và sau đó Oceanbank được NHNN mua giá 0 đồng”, ông Thắm nói.

Đối chất về thông tin này, ông Phùng Đình Thực (cựu Tổng giám đốc PVN) khai có đối tác muốn mua lại 20% cổ phần của PVN ở Oceanbank, tuy nhiên, PVN chưa bán được thì Oceanbank bị mua giá 0 đồng vì thế 800 tỷ đồng coi như khoản thiệt hại của PVN khi đầu tư.  

6-17-0806558 3

 Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên toà.

Ông Đinh La Thăng khẳng định bị oan

Bị cáo Đinh La Thăng cho rằng, Luật tín dụng mới năm 2010 nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc triển khai thực hiện góp vốn và thoái vốn. Việc góp vốn, thoái vốn phải được sự đồng ý của Thủ tướng. Nếu Thủ tướng cho phép thoái vốn từ năm 2014 thì sẽ không có chuyện gì xảy ra.

Việc góp vốn của của PVN tại Oceanbank đều phải có sự hướng dẫn của cơ quan nhà nước, của Thủ tướng.

Vì vậy, việc thoái vốn phải có lộ trình chứ không phải thích là làm. Việc thoái vốn phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các cổ đông khác.

Ông Thăng khẳng định, tới tận tháng 5/2015 mới có văn bản hướng dẫn thủ tục rút vốn khỏi ngân hàng Oceanbank. Khi ông biết việc hướng dẫn thoái vốn thì bị cáo đã chuyển công tác. Việc điều hành tập đoàn do người mới tiếp nhận.

Bị cáo Thăng cũng băn khoăn không hiểu vì sao việc thoái vốn không được thực hiện và gây nhiều hệ lụy sau này.

Ông Thăng cho rằng, việc NHNN mua OceanBank với giá 0 đồng chắc chắn là không đúng, vì Thủ tướng Chính phủ sau đó đã ra yêu cầu dừng việc mua ngân hàng với giá 0 đồng. 

Theo đó, ông Thăng có yêu cầu chấm dứt việc mua này và làm rõ việc NHNN mua 0 đồng là không đúng quy định của pháp luật.

Về việc NHNN mua lại 0 đồng vào năm 2015 là nhiều năm sau khi PVN đầu tư vào, vì thế nếu nói rằng việc mua lại 0 đồng là do các bị cáo gây thất thoát thì là oan ức cho bị cáo cũng như các bị cáo ngồi ở đây.

Tại phiên tòa, ông Thăng cho biết, theo ký kết giữa PVN và Oceanbank, PVN tham gia góp 20% vốn điều lệ mới của OceanBank (tương đương 400 tỷ đồng) theo đúng quy định pháp luật. Việc ký thỏa thuận được ông thực hiện căn cứ tờ trình tổng giám đốc và ban trù bị.

Về thỏa thuận 6934 không phải là tiền đề của những lần góp vốn sau này, tiền đề của việc góp vốn trước hết phải từ chủ trương của Đảng, sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, sau đó mới căn cứ vào Nghị quyết của HĐQT.

Ông Thăng cũng thừa nhận có ký Nghị quyết 7289 ngày 1/10/2008 (về việc mua cổ phần của OceanBank) để căn cứ vào đó thực hiện các việc tiếp theo, thừa nhận việc PVN góp vốn vào OceanBank là đầu tư ra ngoài công ty mẹ. Theo quy định của pháp luật, việc này phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

dinh-la-thang-3_thumb-1605454 4

 Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên tòa ngày 19/3. (Ảnh: PLO)

Ông Thăng cũng khẳng định, tất cả các Nghị quyết của HĐQT do bản thân ông ký hoặc ủy quyền ký đều tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

Ông Thăng cũng cho hay, nghị quyết 7289 chỉ thống nhất về mặt chủ trương để góp vốn. Thực tế, Nghị quyết đó chưa phải là cái để góp vốn. Sau khi Thủ tướng đồng ý từ tháng 10/2008, đến cuối tháng 12/2008, PVN mới quyết định góp vốn đầu tư vào OceanBank.

Ông Thăng khẳng định, không có bất kỳ văn bản QPPL nào quy định ký Nghị quyết của HĐQT phải có trước hay có sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ, chỉ có quy định trước khi đầu tư ra ngoài công ty mẹ phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

Cựu Chủ tịch Oceanbank cho rằng bản chất của việc PVN góp vốn vào Oceanbank là cả hai phía đều cần nhau nên nhiệt tình một cách hơi thái quá. Thỏa thuận góp vốn có lợi cho cả 2 bên nên việc ký kết diễn ra nhanh chóng.

Ông Thăng phủ nhận trách nhiệm thu hồi 800 tỷ đồng bị mất

Trong sáng 20/3, trước câu hỏi của VKS về căn cứ, tiền đề để PVN góp vốn vào Oceanbank, cựu Chủ tịch HĐQT PVN Đinh La Thăng khai có sự bàn bạc trong lãnh đạo PVN, ban tài chính kế toán tham mưu giúp việc.

Ông Thăng thừa nhận "có trách nhiệm thế nào trong việc bảo toàn vốn nhà nước tại PVN mà ông được giao làm đại diện".

Trước câu hỏi "Đến thời điểm hiện nay 800 tỷ đồng đầu tư vào Oceanbank có thu hồi được không?", ông Thăng cho rằng, ăm 2011 không còn là Chủ tịch HĐQT PVN nên trách nhiệm tiếp theo thuộc về PVN.

"Bị cáo với vai trò là người đứng đầu có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Việc đầu tư vào ngân hàng Oceanbank đã có hiệu quả. Còn việc thu hồi vốn, khi tôi chuyển công tác thì tôi không chịu trách nhiệm" - ông Đinh La Thăng nói.

Video: Ông Đinh La Thăng phủ nhận trách nhiệm trong việc Oceanbank thua lỗ

Bị cáo Đinh La Thăng nhận hết trách nhiệm thay cấp dưới

Chiều 20/3, trả lời thẩm vấn trước tòa, bị cáo Đinh La Thăng cho biết, PVN là tập đoàn hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Việc đầu tư của PVN là được sự đồng ý và theo sự chỉ đạo của Chính phủ.

PVN phải xử lý tồn tại liên quan đến việc thành lập NH Hồng Việt và đã xin phép Chính phủ, cơ quan hữu quan cho đầu tư vào ngân hàng OceanBank.

Khi có chủ trương các tập đoàn được đầu tư vào ngân hàng, PVN cũng chủ trương lập Ngân hàng Hồng Việt nhưng sau đó không thành lập nữa. Việc Tập đoàn Dầu khí quyết định không thành lập Ngân hàng Hồng Việt đặt ra những khó khăn, thách thức. 

"Tại thời điểm đó, PVN đã tiếp cận các vài ngân hàng để giải quyết các tồn tại này. Bị cáo đã giao cho Ban trù bị, giao cho Tổng giám đốc đi tìm hiểu, sau khi làm việc với các ngân hàng khác không thành thì OceanBank đã chấp thuận phương án của Tập đoàn" - bị cáo Thăng nói.

 Bị cáo Thăng đã chỉ đạo ban trù bị thành lập ngân hàng Hồng Việt lập báo cáo về ngân hàng OceanBank. Báo cáo sơ bộ cho thấy, OceanBank có thể chấp thuận các phương án đề ra.

"Trong vai trò là chủ tịch PVN, bị cáo thấy rất mừng khi có được đối tác như vậy", ông Thăng nói.

Bị cáo Đinh La Thăng cho rằng, trong ba lần đầu vào Oceanbank, hai lần đầu có hiệu quả, còn lần thứ 3 bị cáo ủy quyền cho cấp dưới.

"Tuy nhiên, với trách nhiệm của người đứng đầu, bị cáo xin nhận trách nhiệm thay cho cấp dưới, ở đây là các bị cáo Vũ Khắc Trường, Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Phan Đình Đức...", bị cáo Đinh La Thăng nói.

Bị cáo Đinh La Thăng khẳng định Oceanbank làm ăn có lãi, VKS nói không có căn cứ

Sáng 20/3, trả lời tại phiên tòa, bị cáo Thăng khẳng định, trong năm 2009 và 2010, Oceanbank làm ăn có lãi và hiệu quả. Tuy nhiên, đại diện VKS  đã đưa ra hàng loạt những con số trong bản kết luận thanh tra của cơ quan điều tra cho thấy, đến năm 2011, Oceanbank kinh doanh thua lỗ.

Vốn điều lệ giảm và khả năng thanh khoản thấp. Từ kết luận này, đại diện VKS cho rằng việc bị cáo Thăng nói Oceanbank làm ăn hiệu quả là không có căn cứ.

Bị cáo Thăng trả lời: "Kết quả hoạt động Oceanbank được các cơ quan quản lý ngân hành đánh giá. Những con số trên sàn chứng khoán cũng cho thấy điều đó. Đây là đánh giá của các cơ quan chuyên môn chứ không phải ý kiến cá nhân của bị cáo".

Minh Khánh
Bình luận
vtcnews.vn