Góc nhìn: Mớ hỗn độn Trung Đông có lợi cho ai?

Thế giớiThứ Tư, 27/04/2011 07:49:00 +07:00

(VTC News) - Những bất ổn nghiêm trọng mang tính “phong trào” này tại các quốc gia Ả rập rốt cuộc có lợi cho ai?

(VTC News) – Từ tổng thống Tunisia Ben Ali tháo chạy ra nước ngoài, tổng thống Ai Cập buộc phải từ chức, Bahrain xảy ra xung đột đẫm máu đến Libya nội chiến không dứt, NATO liên tục ném bom oanh tạc, tổng thống Yemen có thể từ chức, Syriabạo lựcđối đầuleo thang,… bất ổn tại Trung Đông kéo dài hơn 4 tháng và đang diễn biến ngày một phức tạp hơn. Những bất ổn nghiêm trọng mang tính “phong trào” này tại các quốc gia Ả rập rốt cuộc có lợi cho ai?

 

Dưới đây là bài phân tích của Giám đốc Quỹ Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc An Huệ Hầu.

 

Bạo lực, nội chiến, ném bom hằng ngày đều gây nên những tổn thất hết sức to lớn và nghiêm trọng về cả người và của, hơn nữa khiến nền kinh tế của các quốc gia giảm mạnh. Giới truyền thông cho biết, năm nay tốc độ tăng trưởng kinh tế Ai Cập dự kiến đạt gần 6% nhưng trên thực tế e rằng chỉ đạt 2,5%; nếu Tunisia không đầu tư khoản tiền khổng lồ để kích thích kinh tế thì tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể không đến 1%. Kinh tế suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp không ngừng tăng cao, cuộc sống người dân ngày càng khó khăn.

 

 

Bất ổn tại Trung Đông cũng đã thay đổi so sánh lực lượng tại khu vực này. Do những khủng hoảng đang dịu đi, Liên đoànẢ Rập về cơ bản cũng không có hành động gì, ngược lại mong muốn Mỹ và các nước Châu Âu nhập cuộc, từ đó tạo nên những bất đồng nghiêm trọng trong thế giới Ả rập khiến cho Hội nghị cấp cao các quốc gia Ả rập vốn định tổ chức vào tháng 5 tại Iraq đã bị hoãn lại vô thời hạn. Vị trí và vai trò của các quốc gia Ả rập tại Trung Đông do đó đã tiếp tục suy yếu; ảnh hưởng của hai nước không thuộc các quốc gia Ả rập là Thổ Nhĩ KỳIrantại Trung Đông lại tiếp tục tăng; Israel thì thấp thỏm không yên, lo lắng chính biến tại các quốc gia Ả rập sẽ khiến chính sách của các quốc gia này trở nên cứng rắn hơn.

 

Các quốc gia phương Tây như Mỹ, Châu Âu vô cùng bất ngờ đối với cuộc khủng hoảng lần này nhưng đã nhanh chóng và tích cực “nhập cuộc”, nỗ lực đẫn dắt cuộc khủng hoảng này theo hướng “phong trào dân chủ”, “cách mạng màu”. Mỹ xuất phát từ lợi ích chiến lược của mình thực hiện tiêu chuẩn kép, áp dụng các biện pháp khác nhau đối với các quốc gia khác nhau.

 

Cựu TT Ai Cập Hosni Mubarak - đồng minh bị bỏ rơi của Mỹ

Đối với tổng thống Ai Cập HosniMubarak, Mỹ ban đầu là bảo vệ, sau thấy dân chúng lên án gay gắt HosniMubarak, lo lắng không thể kiểm soát cục diện bèn gây áp lực HosniMubarak trao quyền cho quân đội có quan hệ mật thiết với Mỹ. Hành động vứt bỏ đồng minh trong thời khắc khó khăn khiến cho đồng minh của Mỹ tại thế giới Ả rập cảm thấy lo sợ.

 

Còn đối với các nước vùng vịnh có liên quan đến lợi ích sống còn của mình như Bahrain, Mỹ lại dốc sức đảm bảo chính quyền hiện tại, ngầm chấp nhận Saudi Arabia, Arab Emirates đưa quân đến Bahrain dẹp loạn.

 

Gaddafi xưa nay đối lập với Mỹ, đã có một dạo nhượng bộ đàm phán với phương Tây sau khi Mỹ phát động chiến tranh Iraq, nhưng không thể thay đổi thái độ của các nước phương Tây như Mỹ. Khi Libya xảy ra nội chiến vì những mâu thuẫn không thể dung hòa giữa các phe phái, các cường quốc phương Tây đã không do dự phát động các cuộc tấn công quân sự quy mô lớn đối với Libya, tung tin Gaddafi từ chức. Những hành động và việc làm của các cường quốc phương Tây đã đi quá xa Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đẩy mạnh hận thù giữa các phe phái Libya, mở rộng nội chiến.

 

 TT LibyaGaddafi đang bị Mỹ và phương Tây "đuổi cùng giết tận"

Tuy nhiên, nhìn từ tình hình hiện nay, các cuộc tấn công của phương Tây đối với Libya không hề thuận lợi như họ nghĩ, đã gặp phải sự lên án và phản đối mãnh mẽ của người dân trong nước. Do đó có thể dự đoán, bất luận nội chiến Libya cuối cùng kết thúc như thế nào, thù hận giữa các phe phái vẫn rất khó hóa giải, cục diện sẽ tiếp tục bất ổn trong thời gian dài; đồng thời, can thiệp vũ trang vào nội chiến Libya cũng không thể không khiến nhân dân Ả rập có cái nhìn phản cảm và lòng thù hận đối với các cường quốc phương Tây. Chính phủ các nước Ả rập mới thành lập cũng chưa thể kết hợp với chính sách Trung Đông của Mỹ như các chính phủ trước đó.

 

TT Mỹ Obama và TT Pháp Nicolas Sarkozy đều đối mặt với kì bầu cử tổng thống sang năm, nếu xử lí không thỏa đáng vấn đề Trung Đông thì rõ ràng sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình bầu cử của họ.

 

Bất ổn này có lợi cho ai? 

Chiến tranh vùng vịnh từ những năm 90 của thế kỉ trước, có rất nhiều sự thực cho thấy, tình hình bất ổn tại các quốc gia Ả rập và can thiệp nội chính, tấn công quân sự của các nước phương Tây đối với các nước Ả rập – Islam đều mang lại cơ hội cho thế lực cấp tiến Islam, cũng mở ra không gian rộng lớn hơn cho chủ nghĩa khủng bố.

 

Cộng đồng quốc tế kêu gọi các quốc gia Ả rập xuất phát từ lợi ích cơ bản quốc gia, giải quyết mâu thuẫn thông qua cải cách và đối thoại, tránh các cuộc xung đột đẫm máu, loại bỏ sự can thiệp từ bên ngoài, độc lập tự chủ khôi phục bình ổn và phát triển; đồng thời cảnh báo các cường quốc phương Tây, can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, đưa quân đội vào nước khác, chỉ là thêm dầu vào lửa, đẩy bất ổn leo thang.

 

Mục đích của các cường quốc phương Tây tất nhiên là mở rộng lợi ích chiến lược của mình, nhưng kết quả rất có thể sẽ phản tác dụng. Chiến tranh Afghanistan chiến tranhIraq chưa dứt, vết xe đổ vẫn vẫn còn đó, lẽ nào không đáng để các cường quốc suy nghĩ?

 

Sáng Nguyễn(Theo Xinhua)

Bình luận
vtcnews.vn