Giáo viên than khổ khi đủ loại giấy tờ, sổ sách 'bao vây'

Kinh nghiệm sốngThứ Năm, 18/03/2021 08:16:00 +07:00
(VTC News) -

Công việc chuyên môn và giảng dạy trên lớp chiếm phần lớn thời gian của giáo viên nhưng thầy cô vẫn bị ‘hành’ khi phải xử lý nhiều loại sổ sách, giấy tờ.

Bên cạnh công việc giảng dạy, giáo viên phải làm thêm 40 đầu việc khác nhau. Trong đó việc làm sổ sách, giấy tờ luôn là ác mộng đối với họ. Chính vì thế ngành giáo dục định hướng chuyển đổi số để giảm tải áp lực cho người giáo viên, nâng cao hiệu quả công việc với bước đầu tiên là triển khai sổ liên lạc điện tử đến các trường.

Tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số 

Phát biểu tại cuộc hội thảo về chuyển đổi số trong ngành GD-ĐT được tổ chức đầu tháng 12/2020, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định: “Chuyển đổi số được ngành xác định là khâu đột phá, nhiệm vụ quan trọng cần triển khai thực hiện những năm tới đây của ngành GD-ĐT”.

Bộ trưởng nhấn mạnh, chuyển đổi số là con đường đúng nhất và nhanh nhất để tạo ra sự đột phá trong ngành giáo dục, giúp nâng cao hiệu quả công việc và giảm tải áp lực cho giáo viên.

Theo nhận định của ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD-ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội), việc sử dụng sổ điểm điện tử, sổ liên lạc điện tử sẽ làm giảm đáng kể các đầu việc với giáo viên trong việc quản lý, xếp loại học sinh. Nếu như trước kia, việc tính điểm cho học sinh được thực hiện thủ công rồi ghi chép vào sổ, khó tránh khỏi nhầm lẫn thì nay với hạ tầng kỹ thuật, việc này được thực hiện hoàn toàn trên máy, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian chép ra các loại sổ sách.

Giáo viên than khổ khi đủ loại giấy tờ, sổ sách 'bao vây' - 1

Mỗi dịp cuối năm, giáo viên lại ngập trong sổ sách, giấy tờ.

Không riêng Hà Nội, hiện nay việc triển khai sổ liên lạc điện tử đã được áp dụng ở nhiều địa phương trên cả nước. Việc này cũng nằm trong lộ trình đẩy mạnh chuyển đổi số của ngành giáo dục, được xác định là khâu đột phá, nhiệm vụ quan trọng cần chú trọng triển khai thực hiện những năm tới đây của ngành.

Trước đây, nhiều sổ sách cần làm và phải hoàn thiện để đảm bảo đánh giá về chất lượng công việc trong các cuộc kiểm tra định kỳ khiến cô bị áp lực. Từ tháng 11/2020, theo Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học, một trong những thay đổi quan trọng là quy định về việc giảm gánh nặng về hồ sơ, sổ sách cho giáo viên. Quy định mới cũng chính thức cho phép sử dụng hồ sơ điện tử, giúp cởi bỏ nhiều đầu việc giấy tờ, áp lực sổ sách cho thầy cô.

Sổ liên lạc điện tử - giải pháp đột phá

Nếu như trước đây, với một buổi dạy 5 tiết, cô N.T.M (giáo viên trường tiểu học Quan Hoa, Hà Nội) phải mang theo khoảng 12 đầu sổ sách, hồ sơ (giáo án, sổ học bạ, sổ dự giờ...) thì giờ đây, mỗi buổi lên lớp của cô trở nên nhẹ nhàng hơn nhờ sử dụng sổ liên lạc điện tử ONEDU.

Sổ liên lạc điện tử ONEDU đang được nhiều nhà trường tin dùng bởi những tính năng tuyệt vời. Đây là kênh truyền đạt thông tin, thông điệp giữa nhà trường và phụ huynh. ONEDU đang xây dựng hệ thống tin nhắn có dấu OTT, tăng sự tương tác giữa phụ huynh và giáo viên, phụ huynh và phụ huynh…qua nền tảng OTT zalo.

Tương tự tiểu học Quan Hoa, nhiều trường học ở Hà Nội thực hiện “số hóa” trong giáo dục bằng việc sử dụng học bạ điện tử, sổ liên lạc điện tử ONEDU thay cho hồ sơ giấy. Đây được xem là một giải pháp giảm áp lực cho giáo viên trong việc làm giấy tờ, sổ sách, hồ sơ. Việc sử dụng sổ liên lạc điện tử ONEDU cũng giúp giáo viên tiết kiệm thời gian chép tay các loại sổ sách. Những loại sổ liên lạc này được thực hiện ngay trên các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại chỉ cần có kết nối internet.

Với phụ huynh, sử dụng sổ liên lạc điện tử ONEDU giúp họ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt thông tin học tập của con em mình. Đối với học sinh, các em có thể tra cứu thông tin, điểm thi, điểm học tập, xem thời khóa biểu, lịch sử bài tập về nhà. Phụ huynh cũng khẳng định việc đăng ký, lựa chọn sổ liên lạc điện tử là chủ trương rất đáng hoan nghênh, hoàn toàn là tự nguyện, không có sự ép buộc.

Giáo viên than khổ khi đủ loại giấy tờ, sổ sách 'bao vây' - 2

Sổ liên lạc điện tử ONEDU mang đến nhiều tính năng nổi bật cho nhà trường và phụ huynh.

Cô N.T.M, giáo viên trường tiểu học Quan Hoa chia sẻ: “Trong những năm trước, nhà trường đã triển khai hệ thống sổ liên lạc điện tử ONEDU. Điều này giúp chúng tôi thuận tiện hơn trong công việc và giảm áp lực rất lớn.

So với phương pháp truyền thống, sử dụng sổ liên lạc điện tử ONEDU đem lại nhiều hiệu quả và tiện ích. Chúng tôi có thể nhận lịch phân công giảng dạy, thông báo của nhà trường. Bên cạnh đó việc sử dụng sổ liên lạc điện tử cũng giúp nâng cao chất lượng giảng dạy do phụ huynh theo dõi sát sao tới con mình, nâng cao hình ảnh về một môi trường hiện đại, chuyên nghiệp.

Ngoài ra sổ liên lạc điện tử ONEDU cũng tích hợp các công cụ tính toán điểm số, thông báo lịch học. Đặc biệt là đảm bảo tính bảo mật cao, tốc độ gửi tin nhanh. Nói chung đây là một giải pháp hiệu quả và chúng tôi thấy rất hài lòng”.

Theo lộ trình, trong thời gian tới, ngành giáo dục sẽ triển khai sổ liên lạc điện tử, sổ điểm điện tử tại ở nhiều địa phương trên cả nước, hướng tới mục tiêu đột phá trong lĩnh vực chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả làm việc cho giáo viên.

Công ty ONEDU là một trong những đơn vị đầu tiên triển khai dịch vụ sổ liên lạc điện tử tại Việt Nam. ONEDU cung cấp giải pháp cho nhà trường và phụ huynh 100% trên tinh thần tự nguyện, vì lợi ích của giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Trong đợt dịch COVID-19, đơn vị này đã hỗ trợ miễn phí thông báo cho các trường, nhằm đảm bảo thông tin truyền đạt kịp thời giữa giáo viên và học sinh. Ngoài ra ONEDU cũng đã triển khai cây ATM gạo cho các tỉnh Hà Nội, Hòa Bình, phát 15 tấn gạo miễn phí đến các hoàn cảnh khó khăn – chung tay vượt qua mùa dịch COVID-19.

ONEDU sẵn sàng hợp tác chia sẻ dữ liệu tập trung với cơ quan nhà nước, giúp thuận tiện cho công tác quản lý hành chính công.

VŨ NINH
Bình luận
vtcnews.vn